Ngày 06.13.2011 FDA vừa ra thông báo sai lầm thuốc có thể xảy ra giữa hai thuốc có tên gần giống nhau là Risperidone (Risperdal) và Ropinirole (Requip).
Có thể những người ở Việt-nam không hiểu được tại sao có sai lầm trong khi 2 tên này chỉ giống nhau ở chữ cái bắt đầu là “R”. Nhưng khi viết nhanh trong lúc kê đơn, chữ cái e, i, o tiếp theo thường không rõ nên dược sĩ hay dược tá có thể đọc sai, và phiên chép toa thuốc sai vào máy vi tính. Một điểm quan trọng khác là hàm lượng hai thứ thuốc này cũng giống nhau, nên dược sĩ khó phân biệt.
Risperidone là thuốc chửa lọan trí kháng dopamin và serotonin, trong khi thuốc ropinirole là thuốc đồng vận dopamin chữa bệnh Parkinson và hội chứng chân không yên (restless leg syndrome).
FDA đánh giá 226 ca sai lầm thuốc do lẫn lộn giữa risperidone và ropinirole từ ngân hàng dữ liệu báo cáo tác dụng độc hại của thuốc (ADR) và viện thực hành an tòan thuốc. Nhiều cao đưa đến kết quả tác dụng độc hại ( n=16), gồm 5 ca phải điều trị tại bệnh viện. Biến cố độc hại xảy ra do uống sai thuốc và với những triệu chứng như lẫn lộn, ngủ lịm, ảo giác, mất điều hòa vận động, mệt mỏi, chóang váng, tê hay mất cảm giác và thay đổi tình trạng tỉnh táo. Một ca xảy ra ngoài Hoa-kỳ, bệnh nhân được phát risperdal thay vì Requip trong 1 tháng trước khi người chăm sóc bệnh nhân phát hiện sai lầm. Requip được bắt đầu lại nhưng không tăng dần như lúc bắt đầu dùng, và 1 tháng sau khi dùng trở lại Requip, bệnh nhân qua đời. Người ta không biết rõ sai lầm trên có vai trò gì trong ca tử vong này không.
FDA xác định nguyên nhân lẫn lộn giữa risperidone và ropinirole gồm nhiều yếu tố. Yếu tố góp phần là chữ viết tương tự (orthographic) giữa 2 tên biệt dược cũng như 2 tên generic, nhãn dán trên lọ và hộp bìa cứng đựng thuốc giống nhau, chữ viết không rõ, và giống nhau về hàm lượng, dạng thuốc, khỏang cách giữa liều. Lầm lẫn xảy ra giữa 2 thuốc tăng đáng kể sau năm 2006 với dạng generic, dùng tên generic trên lọ đựng thuốc.
Risperidone generic được chấp thuận năm 2006 và generic ropinirole năm 2008. Tuy nhiên FDA cũng không thể lọai bỏ có thể lẫn lộn giữa 2 tên biệt dược. Tất cả trường hợp lẫn lộn đều ở dạng viên nén.
Ngoài giống nhau về tên, 2 thuốc này còn giống nhau về đặc điểm như cùng dạng viên nén, tần số uống thuốc ( uống ngày 1 hay 2 lần) và nhiều hàm lượng giống nhau 0.25 mg, 0.5 mg, 1 mg, 2 mg, 3 mg và 4 mg. Cũng có thể 2 thuốc này để gần nhau trên kệ pharmacy, dầu là theo tên generic hay tên biệt dược. Hơn nữa, vài công ty bào chế thuốc generic sản xuất cả 2 thuốc này, nên có thể hình thức nhãn và thùng đóng gói giống nhau.
Mặc dầu phần lớn những ca báo cáo không cho biết nguồn gốc lẫn lộn, có 2 ca do tên generic tương tự và hàm lượng tương tự. Ngòai ra 2 thuốc này nếu để gần nhau trên kệ và đóng gói giống nhau cũng là những yếu tố góp phần lẫn lộn ở 2 ca trên.
Tóm lại, FDA xác định sai lầm do lẫn lộn 2 món thuốc gồm:
- tên generic và tên biệt dược gần giống nhau
- nhãn thuốc trên chai lọ hay thùng đựng thuốc giống nhau
- không đọc rõ chữ viết bác sĩ trên toa thuốc
- một số đặc điểm của 2 món thuốc trùng hợp như hàm lượng, dạng thuốc và khỏang cách giữa 2 liều.
FDA yêu cầu những công ty bào chế thuốc generic cũng như biệt dược 2 món thuốc này:
- dùng font chữ cao (Tall man) lên nhãn chai lọ và thùng đóng gói (điều này đã thực hiện với một số thuốc dễ lẫn lộn tại Hoa-kỳ). Như vậy tên generic sẽ in như risperiDONE và rOPINIRole, giúp dược sĩ dễ phân biệt khi cấp thuốc;
- nên thay kích thước và cách trình bày nhãn của 2 thuốc này cho khác nhau.
* Tác giả bài viết: DS Lê Văn Nhân