Contact

Contact Us: chu.duong@gmail.com

6/30/2011

NHỮNG NGÀY HỌC DƯỢC

NHỮNG NGÀY HỌC DƯỢC
Hồng - Nhung
Thương tặng người bạn của môt thời học Dược
Cũng là có duyên số với trường Dược hay sao nên tôi đã chấp nhận chọn ngành Dược trong khi tôi không biết gì về ngành nầy. Khi học trung-học Gia-long, lúc đỗ bằng trung-Học Đệ Nhất Cấp rồi, tôi đã có ý nghĩ chọn ban C về văn - chương, mộng sau nầy thành nhà văn hay ký-giả, được sống theo ý mình, được rày đây mai đó và được viết chân thực những gì mình mang nặng trong lòng.
Đem ý-định nầy ra bàn với mẹ tôi, mẹ tôi thất vọng thở dài" Đời nhà văn khổ lắm con ơi, nhất là con gái! Hơn nữa lâu lâu viết được một bài thì lấy gì để nuôi thân". Suy nghĩ lại, tôi thấy lời mẹ tôi có lý, chưa chắc gì với mớ văn chương non nớt của mình, tôi sẽ có đủ sức để tạo cho gia-đình tôi đời sống ấm no sau nầy.
Tôi thích là một chuyện, nhưng có đủ tài làm hay không là việc khác. Hơn nữa, mẹ tôi một mình goá bụa thưở ngoài 30, không tái giá để nuôi ba con thơ dại, không chú ý đến lời ong bướm bên ngoài để tận tụy vì con, tôi không thể chỉ nghĩ cho riêng tôi mà phải nghĩ đến việc làm ra tiền để cho gia-đình tôi có cuộc sống thoải-mái hơn.
- Như vậy, má thấy con nên chọn ban gì cho thích hợp?
- Đi ban A, sau nầy học Dược má thấy khá đó con! Con thấy bà Bình -Dân, tiệm thuốc Tây ở Thủ-Đức nầy không? Một mình một chợ, bà ngồi trong tiệm khoẻ re, khách đông cả ngày có hai ba người phụ.
- Nhưng học Dược là học cái gì con đâu có biết?
- Thì học cái chi má đâu rõ vì má chỉ học đến Diplôme thôi mà, nhưng biết là sau khi ra trường rồi, con có thể đi làm ở Viện Bào Chế thuốc ở Saigon hay con có thể mở tiệm như bà Bình Dân vậy. Nghe lời má học ban A đi con!
Tôi thao-thức một vài đêm, đi ngang nhà thuốc bà BD vài lần, vào tiệm mua Solutricine ngậm đau cổ, quan sát không khí trong nhà thuốc, khách hàng ra vô không ngớt, bà BD vui vẻ chiều khách, mấy cô bán hàng rất lịch-sự... À! Thì ra mẹ mình nói cũng có lý, làm việc với khách hàng có vẻ cũng thú vị, nhất là khi tôi nghe bà BD giải thích cách dùng thuốc cho mấy bà khách hàng có vẻ không biết chữ i-tờ nào. Quay lại tôi, bà hỏi:
- Cưng có cần hỏi gì không?
Có lẽ bà quen với má tôi nên bà gọi tôi là cưng chăng? Dù sao tôi vẫn cảm thấy rất mát lòng nghe tiếng "cưng" ngọt ngào của bà. Tôi chỉ biết bẽn lẽn, lí nhí:
- Dạ thưa không.
Thế là tôi quyết định chọn ban A, ghi danh vào đệ tam A với giấc mộng sau nầy sẽ theo học ngành Dược, sẽ ra trường sẽ mở tiệm thuốc Tây như bà BD và sẽ nhờ mẹ tôi ngồi ở quày thu tiền, chứ không để mẹ tôi đi dạy học cực khổ nữa.
Đó là giấc mộng con tôi bắt đầu xây trong lòng.
Trong thời gian học đệ nhị cấp ở Gia-Long, nhà trường có chọn tôi dự thi văn chương toàn quốc vào ngày lễ Phụ Nữ Hai Bà Trưng do bà Ngô Đình Nhu tổ-chức. Thí-sinh gồm có học-sinh từ trường Đồng-Khánh (Huế), Trưng-Vương (từ Bắc di-cư vào Nam), Gia-Long, và từ trường ở Cần-Thơ lên. Ban C Gia-Long cũng có vài chị được chọn đi thi. Tôi đi thi nhưng lòng không hy vọng, vì người Huế, Bắc thường có khuynh hướng lỗi lạc về văn chương. Hơn nữa, người ban C đi thi cùng với người ban A thì người ban A chắc khó mà thắng cuộc.
Cuộc thi được tổ-chức tại trường Gia-Long với đề tài: "Người phụ-nữ trong gia đình và ngoài Xã-hội". Tôi không biết có mãnh lực gì đã giúp tôi viết miên man trên giấy, dòng tư tưởng cứ trào ra không dứt dù tôi không làm giấy nháp. Lúc đó hình như tôi không còn là tôi mà như ai nhập vào tôi vậy. Cuối cùng, có lẽ"Chó ngáp phải ruồi", tôi là người duy nhất của trường Gia-Long được giải tư của cuộc thi. Giải nhất, nhì về tay Trưng-Vương của đất Bắc ngàn năm văn vật, giải ba và giải năm về tay Huế của đất Thần kinh. Tôi được sống những giây phút vui sướng bất ngờ, dù giải tư chẳng đem lại danh-dự chi cho trường.
Lúc đó mẹ tôi đã thuyên chuyển về Saigon sau khi bà thi đỗ bằng Thanh Tra tiểuhọc. Bà không còn đi dạy nữa, mà làm ở Nha Tiểu-Học, đi xét các giáo viên ở Đô thành. Bạn đồng nghiệp của bà là bác thanh tra H. mở tờ tuần báo "Văn Nghệ Học Sinh". Bác mời tôi viết bài mỗi tuần cho bác. Khi thì làm thơ con cóc, khi thì viết ít phóng sự, thực thì ít mà giả tưởng thì nhiều hơn, lúc thì trả lời thư tín cho các em học sinh với vài bút hiệu khác nhau : Viễn-Phương cho vai nam, Thiều-Dao cho vai nữ. Thư từ học sinh gửi đến xin làm em, nam học sinh không biết bao nhiêu tuổi mà cả gan xin làm anh cũng khá đông, cứ cuối tuần là tôi đến tòa soạn nhận thư về cả đống. Tôi nghĩ chỉ cốt làm cho vui, ai ngờ đâu, mỗi tháng bác H. đều bỏ bao thơ cho tiền nhuận bút, có tháng 100$, có tháng 200$ tùy theo báo bán chạy hay không. Làm chung với tôi là mấy anh học Văn khoa sắp ra trường. Trong toà soạn, tôi chỉ là con tép riu trong dòng nước nhỏ giữa đám tôm càng. Thế mà tôi lại mê làm báo mới chết, đêm nào cũng thức khuya viết bài. Tôi tự nhủ, muốn đỗ ban A mà cứ lo chuyện viết báo thì có thì giờ đâu để học bài. Tôi tự kềm chế mình, nhưng trong lòng tôi buồn dào-dạt, nghĩ sao đời khổ thế, muốn một đằng nhưng vì cuộc sống mà phải đi nẻo khác. Tôi xin bác H. cho tôi gửi bài thưa hơn vì ngày thi Tú Tài 2 đã gần kề, bác gật đầu thông cảm.
Thế rồi nhờ cố gắng hết sức mình, tôi đã qua đoạn đường Tú-Tài một cách êm xuôi, trôi chảy. Tôi đỗ Tú Tài ban khoa học với hạng Bình thứ, trong khi lòng mình vẫn còn lưu luyến nợ văn chương. Mẹ tôi bắt đầu lo lắng chuẩn bị cho tôi những ngày học Dược. Đầu tiên là phải tìm ra một nhà thuốc Tây chịu nhận mình đi thực tập. Mẹ tôi đâu có quen Dược sĩ nào ở Saigon, bà lặn lội ngược xuôi cả mấy tháng mới tìm được một bà bạn cũ ở Thủ Dầu Một, tôi gọi là Dì Chín. Dì hình như có bà con với nhà thuốc Nguyễn Chí đường Tự-Do, dì dẫn mẹ con tôi đến giới thiệu và hên quá tôi được nhận vào làm Stage ở đó. Thời-gian đầu rất khó khăn với tôi, vì tôi học chương trình Việt ở Gia-Long, dù hồi xưa tôi đã học Pháp văn từ lớp ba trường tiểu học. Pháp văn ở GL thì đuợc xem là sinh ngữ hai, khi vào Dược thì toàn tiếng Pháp. Đọc bài thì cũng không khó lắm vì đọc thì tôi hiểu hết, chữ nào khó thì tìm tự điển, nhưng khi đối đáp với thầy thì không quen, trong khi các bạn từ Marie Curie sang nói líu lo như gió. Thế nhưng lòng đã dặn lòng, tôi không nhụt chí, học ngày học đêm, rồi rốt cuộc tôi đã được tuyển vào năm thứ nhất Dược khoa. Năm thứ nhất học toàn tiếng Pháp, năm thứ hai, thứ ba bắt đầu chuyển ngữ sang tiếng Việt một số môn. Thầy Nguyễn-vĩnh-Niên, thầy Tô-Đồng, thầy Nguyễn- mạnh-Hùng, thầy Phùng-trung-Ngân.. nếu tôi nhớ không lầm là những giáo-sư tiên phong trong thời-gian chuyển tiếp nầy. Càng học tôi càng vui vì cảm thấy mình không bị học mà mình thích học, như khám phá ra một chân trời mới đầy cỏ lạ hoa thơm.Tôi bắt đầu yêu Dược-Khoa từ đó. Trong khi tôi học năm thứ nhất thì các anh trên 1,2 lớp bắt đầu làm báo Xuân. Tôi xem thông báo mời các bạn tình nguyện viết bài đăng báo dán ở trường, và viết hai bài đóng góp: một bài thơ con cóc và một bài Tùy Bút. Tôi gửi cầu may mà được ban báo chí nhận đăng cả hai bài. Sau đó tờ nguyệt san Đất Sống ra đời, các anh trong ban báo chí mời tôi đi họp để bầu ban biên tập. Nếu tôi nhớ không lầm thì anh Vũ-văn-Tùng làm chủ bút, và trong ban biên tập còn có các anh Nguyễn-văn-Ta, Bùi-Khiết, Nguyễn-thu-Giao, Nguyễn-văn-Hoàn, Lưu-văn-Vịnh, Lê-phục-Thủy, Nguyễn-đức-Vinh. ...và chỉ có tôi là người con gái duy nhất.
Các anh đề nghị tôi làm thủ-quỹ và tôi đãnhận lời. Lúc sau nầy có vài chị gia nhập làm báo nên ban báo chí mới có bóng hồng vô ra. Suốt mấy năm dài dù bài học không hết nhưng tôi vẫn mỗi tháng ráng thả ra vài dòng tâm sự, tuy chẳng hay ho gì nhưng cũng làm lòng tôi ấm lại, nghĩ là mình vẫn còn có dịp lưu luyến với thơ văn.
Vào giờ thực tập Botanique với thầy Trương Bá Trước, tôi vào trễ vì kẹt xe, bạn bè đã ngồi vào bàn vặn kính hiển-vi cả rồi, trong khi thầyTrước đang giảng bài trên bảng. Tôi hoảng hồn, đó là ngày thực tập đầu tiên, tự mình phải kiếm chỗ ngồi, và sau đó không được đổi thay. Tôi đi lang thang từ ngoài vô trong, đứng ngơ ngác tìm chỗ thì bỗng nghe tiếng mời gọi:
- Chị ơi! Đây có ghế trống nè!
- Cảm ơn anh, tôi lí nhí kéo ghế ngồi xuống, nhìn lại bên trái tôi là anh bạn tôi chưa quen và cũng chưa biết tên, bên phải tôi là chị BV mà tôi đã biết qua rồi, nhưng chị không mời gọi.
Tưỡng việc mời gọi chỉ chỗ ngồi qua rồi thì thôi, không ngờ đó lại là giờ thực tập định mệnh!!! Lúc ngồi học gần anh, tôi không nói chuyện với anh mà chỉ nói chuyện nhiều với chị bạn ngồi bên, và thỉnh thoảng nhờ anh chỉnh dùm kính hiển-vi, vì có hôm bị kẹt, không hạ xuống hay nâng lên được, có lẽ vì quá cũ.
Quen biết như vậy chừng độ tháng sau, anh xin địa chỉ để đến nhà chơi, lúc đầu cỡ một tuần một lần, sau đó 2, 3 lần rồi 4, 5 lần để dò bài và ôn bài thi với nhau. Mẹ tôi rất khó, có nhiều lần bà ngồi đọc báo ở bàn bên cạnh nhưng tôi biết là bà đang làm CIA quan sát anh chàng nầy. "Nó người Bắc mình người Nam, người Bắc rất khó, gặp người Nam thì dễ dàng hơn. Nó quá ít nói, ai biết trong bụng nó nghĩ gì? Biết đâu trước khi vô nam, nó đã có vợ ngoài bắc vì ngoài đó có tục tảo hôn, con trai cưới vợ hồi 5, 7 tuổi, vợ cỡ 15, 20 lo săn sóc chồng như người ở, tắm rửa, lo dưng cơm hầu nước, rồi khi thằng con trai tới tuổi trưởng thành, đi cưới vợ trẻ và đuổi con vợ già đi. Sau nầy khi bình yên biết đâu vợ nó sẽ vô đi nam kiếm nó..." toàn là những chuyện trên trời dưới đất mà tôi phải nghe lập đi lập lại trong những buổi cơm, tôi chỉ cười và nói:
- Có chi đâu má, tụi con là bạn học với nhau thôi mà, ảnh đến học bài chung để ôn thi. Con chuyện tảo-hôn là chuyện xưa như trái đất, hồi vua Minh-Mạng còn đi làm làng!!! Gia-đình ảnh sống theo văn-minh chứ đâu có hủ lậu như thế đâu!
- Sao mà lại kiếm con gái ôn bài, sao không ôn với con trai?
Tôi vừa tức bực vừa bật cười:
- Tại con còn kém, có nhiều chỗ con không hiểu nên ảnh đến để giúp con nhiều hơn là lo cho ảnh. Tôi nói đại thế mà mẹ tôi làm thinh. Tôi bực mình những vẫn hiểu mẹ tôi thương tôi nên lo từng giây từng phút.
Chưa bao giờ chúng tôi được phép đi chơi riêng, dù đã mấy năm trường, chỉ trừ mấy kỳ thi thực tập cả ngày trong bệnh viện Hồng-Bàng, anh mượn xe hơi ở nhà anh, xin mẹ tôi chở tôi đi thi bà cụ mới bằng lòng.
Rồi khi tốt nghiệp cùng ngày cùng khóa, anh xin phép mẹ tôi đưa gia-đình anh đến làm quen, ngày qua ngày bà cụ cũng thay đổi dần cảm nghĩ. Thế là sau tiểu đăng khoa thì đến giờ định mệnh của ngày đại đăng khoa, tôi đã theo anh lên xe hoa trong xác pháo hồng rộn-ràng trước ngõ.
Khi ra trường rồi, tôi đi làm cộng tác với nhà thuốc khác vài năm, sau đó vợ chồng lo gom nhóp tiền bạc, thế chấp nhà cho ngân hàng để tự mở nhà thuốc cho mình. Những ngày làm việc với khách hàng đã để lại trong lòng tôi nhiều kỷ-niệm khó quên. Người giàu đến mua thuốc nhiều đã làm cho nhà thuốc tôi vững chải, nhưng người nghèo khổ mới để lại lòng tôi nhiều vương vấn, ngậm ngùi.
Bệnh không có tiền đi bác sĩ, mua thuốc từng dăm ba viên sao cho tạm đỡ thì thôi, bị bệnh lao uống Rifadin mà chỉ uống chừng vài bửa trong khi toa BS bắt phải uống một tháng rồi trở lại tái khám, tới nỗi tôi đề-nghị cho mua chịu để uống cho đúng liều lượng và trả góp dần dần, còn bớt cho 10% thay vì tính tiền lời mua chịu. Xã-hội VN quá nghèo nàn, người dân mình ít học, không có kiến-thức về khoa - học, bị tiểu đường phải uống thuốc Diabinèse mà vẫn ăn chè, ăn khoai lang, khoai mì cả tô!!! Mua 1, 2 viên Cortancyl để uống mỗi ngày sau khi đi bán dạo về để được ăn ngon, mập mạp. Tôi phải vừa làm Bác sĩ bảo không nên uống thứ nầy thứ nọ, nên kiêng ăn món nầy món kia.
Có người đến nhà thuốc khai bệnh có mũ ở bộ phận sinh dục một cách e-dè, tôi nghiêm mặt bảo khai thật tôi mới giúp được, sau khi biết là anh nầy thường đi khu Gò Vấp xóm chị em ta, tôi bảo có thể là anh ta bị hoa liểu, nên đi khám BS ở viện Hoa liểu. Anh ta đem toa về, phải chích Penicilline. Bà vợ ốm yếu xanh xao, đi hầu như lết lết, có vẻ cáng náng khó chịu, tôi khuyên anh ta đưa bà vợ đi khám luôn, kết quả là bà vợ cũng bị chồng lây bệnh. Thế là tôi lại vừa giảng rõ bệnh lý cho 2 ông bà, vừa gặp riêng anh ta khuyên nhỏ là từ nay phải xá dài những nàng buôn hương bán phấn.
Lại có người hỏi thuốc nào phá thai vì không muốn đẻ nữa, có người giận chồng có nhân tình đi mua thuốc ngủ để tự tữ, dĩ nhiên là thay vì bán cho họ, tôi lại phải đóng vai trò của nhà"tâm lý học bất đắc dĩ" để khuyên họ đừng làm, đừng gây ra nghiệp. Một hài nhi dù chưa thành hình cũng là máu huyết của mẹ cha. Tự tử rồi bỏ con nheo nhóc, chúng mang thêm cảnh mẹ ghẻ còn khổ nữa, và ông chồng sẽ rất mừng khi vợ chết, đó là cơ hội ngàn vàng của đàn ông để rước người đàn bà khác thế chỗ vợ mình, như vậy là mình giúp giáo cho giặc, hổ trợ cho kẻ cướp chồng mình, và giúp người đó cười trên chiến thắng, trên cái xác của mình, một kẻ chiến bại. Từ từ rồi tính sau, bây giờ khoan nghĩ đến chuyện tự tữ để mình được sáng suốt. Vài tuần sau, thấy 2 vợ chồng giung-giăng giung giẻ nắm tay nhau đi ngang nhà với mấy đứa con, tôi nhìn cô ta cười, cô ta bèn ghé vô tiệm nói nhỏ:
-"Ảnh bảo là ảnh bỏ con kia rồi vì nó đi ngủ lang bang hết thằng nầy đến thằng nọ, chị đừng nói gì với nhà em là em ra đây mua thuốc nghe!!"
- Cô yên chí, tôi giúp ai thì giúp chứ không bao giờ gây thương tổn hạnh phúc cho ai đâu. Xin chúc mừng cô nhé! Hôm nay trông tươi lắm, lại diện đẹp nữa, cứ tiếp tục làm đẹp lên đi!! Mấy con rồi mà trông vẫn còn xuân sắc lắm!
- Cảm ơn chị, cô ta bẻn-lẻn cười.
Tôi thầm nhũ trong lòng, cũng may là tôi không xúi cô vợ đi đánh ghen!! Sự thực khi thấy mặt ông chồng, tự nhiên tôi thấy anh ta là người nham nhở, si mê rất đáng ghét.
Tôi thầm thương cô ta, vì bám víu vô hạnh phúc gia-đình và tình yêu của chồng, cô thành người dễ tin để tự ru ngủ mình, để cảm thấy mình còn nắm lại một mảnh vụn hạnh phúc trong lòng bàn tay bé nhỏ. Cũng mừng cho cô là cô có được sự dễ tin đó, riêng tôi, tôi nghĩ rằng Bỏ hay không bỏ, nào ai biết được, chỉ có Trời, Phật biết và người gian phu dâm phụ là biết với nhau thôi!!!!!
Bún Bò Huế, Chè Đậu Nước Dừa, Bánh Trôi Nước....và nhiều món mà tôi học lóm được bí quyết nấu từ những người khách hàng buôn bán lam lũ của tôi để ngày nay tôi có thể nấu cho chồng con thưởng thức. Phải nói thời gian mở tiệm thuốc Tây là thời gian tôi được thấy tình người đối với tôi và tình tôi đối với người. Có một cái gì chan hòa yêu thương, dù cũng có những người tham lam làm điều sằng bậy, mua thuốc thực, đem về bỏ thuốc bậy vô rồi đem lại tiệm thuốc đòi tiền lại. Với những người như vậy họ đã bị u minh che lấp mất rồi, tôi chỉ nhịn, lắc đầu và hoàn tiền và chỉ niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" trong lòng.
Khỏe ra như bà Bình Dân mà mẹ tôi tưỡng tượng ngày nào thì tôi không cảm được, chỉ thấy rằng tôi phải làm việc rất nhọc nhằn. Định đưa mẹ tôi ra ngồi thu tiền cho khoẻ để bà khỏi đi làm, tôi cũng không thực hiện được vì lúc đó mẹ tôi đã về hưu, bà cần có thì giờ đi đây đi đó chơi với mấy bà bạn già. Nuôi mẹ tôi cũng không nuôi được vì mẹ tôi có tiền hưu, các con đều có việc, tặng bà mỗi người một ít bà sống cũng thong dong.
Tóm lại tôi định đem sự học của mình để giúp mẹ tôi trong tuổi già sức yếu, tôi không có cơ hội để làm, mà chỉ dùng bằng cấp của mình để lo cho mái gia-đình riêng của mình. Qua bao nhiêu kinh nghiệm trong thời-gian học Dược và nhất là những kinhnghiệm sống thu thập được lúc hành nghề, tôi nghĩ rằng mẹ tôi đã hướng dẫn tôi đi đúng đường dù bà chưa bước qua ngưỡng cửa Đại học. Tôi ý -thức được rõ ràng rằng nếu tôi dùng văn chương yếu ớt của tôi, tôi sẽ không có chỗ đứng nào trong xã hội vì tôi không có một khả năng chuyên môn nào, chỉ biết viết theo cảm hứng. Từ khi lập gia-đình, lo bôn ba nuôi con, rồi đến những ngày mất nước, chồng đi học tập cải tạo rồi bị tù, bao đau khổ dập dồn đã đến với tôi. Tôi không còn khả năng cầm bút trong mấy chục năm, sợ rằng nét bút, lời văn ủy mị sẽ làm tôi không còn đủ sức đấu tranh với cuộc sống.
Tôi không hối hận vì mình đã bỏ đi sự chọn lựa ngành văn, và rất hài lòng sống trong nghề Dược. Mẹ tôi quả thực có mắt tinh đời. Tôi quả thực yêu nghề và mỗi lần giúp được ai chút việc, dù khi phải khuyên người ta đừng mua thuốc, tôi cũng cảm thấy lòng mình lâng lâng như ánh nắng ban mai phất phơ trên cành cây kẽ lá, tâm hồn như nở hoa vì không thẹn với lương tâm đã hướng dẫn người ta đúng đường mà không nghĩ đến phần tư-lợi. Tôi biết cái chủng-tử ngay thẳng thực thà đó có được từ ở người mẹ yêu quý của tôi và thầm cảm ơn bà đã cho tôi chủng tử thánh thiện đó dù bà rất nghèo, không cho tôi tiền bạc, châu báo như bao nhiêu bà mẹ giàu sang khác.
Delaware, tháng 11/2003
Hồng-Nhung*
(*) Tác giả là DS Hồng Nhung nay đã về hưu, chị là một thành viên của DĐDK, viết báo từ năm 18 tuổi với
bút hiệu : Thiều-Dao và Viễn Phương

6/28/2011

ÔNG BÀ VÀ CHÁU

Tuổi về hưu non tưởng là nhàn mà trái lạị cũng khá  bận rộn. Mặc dù không đi du lịch như các Anh, Chị, nhưng  cũng  được  vui vẻ và hạnh phúc bởi vì  các Con, các cháu Nội, Ngoại  đều  gần nhà chúng tôi. Đây là điều may mắn  ở Mỹ do đó tôi không bỏ lở dịp may này.

Với hai đứa cháu nội gái: Katie 10t và  Emmy 6t, vì mẹ các cháu không đi làm, ở nhà trông con, nên chúng tôi không có dịp gặp nhiều. Cháu Katie trong đội banh bóng tròn của của thành phố Portland, thỉnh thoảng chúng tôi đi xem  các tournaments của cháu Katie, và thường Katie đá lọt vào goal nhiều nhất.


Nhưng với đứa cháu ngoại, Arden  gần 11t, bởi  vì mẹ bận đi làm, nên mỗi sáng sớm đã thả cháu xuống nhà  để  Ông Bà  lo cho ăn  sáng và sửa soạn  dẫn đi học. Đến chiều lại đón về nhà lo cho làm bài ở trường học, sau đó đưa đi theo team bơi lội,  học piano và học đờn guitar điện. Chương trình bơi lội của cháu rất nặng nề,  Arden  thuộc  vào “ Thunderbolt Swim Team “  của Tualatin Hills Swim Club của  Beaverton ,  Oregon ,  team này  có độ hơn 200 swimmers  từ  7 tuổi đến 18 tuổi(http://www.teamunify.com/Home.jsp?team=osthsc).
Tại tiểu  bang Oregon cộng đồng VN đông  hơn cộng đồng Tàu, Ấn Độ hay Đại Hàn, nhưng trẻ con VN tham gia vào team bơi  lôi lại ít hơn .


Cháu  Arden  hiện trong Junior Elite squad , mỗi tuần đi bơi 6 ngày , mỗi ngày  1.50 hrs  swim  và 0.5 hrs  dryland .  Ngoài ra mỗi năm còn phải tham dự hơn 10 swim meets  vào cuối tuần Thứ Bảy và Chủ Nhật , và  đôi khi cả chiều Thứ Sáu, tại những thành  phố  trong tiểu bang Oregon và ngoài tiểu bang như  Seatle WA để dự  tranh vùng Northwest Sectional    cả Victoria, Canada .
Khi Arden đi thực tập bơi hay đi tham dự  swim meets tôi luôn luôn có mặt để ủng hộ, khuyến khích cũng như  thêm ý kiến về ưu khuyết điểm .
Tháng 5 va 6 vừa qua, Cháu tham dự  3 Swim Meets ở Oregon :

1/ Howard Jones Memorial  Meets, Outdoor pool  50M, MT Hood Aquatic Center (June16,17,18)-Arden  set  new Record  400M Free 10t ( năm 2008), 2 hạng Nhất  Back Stroke và Free Style, 1 hạng Nhì  và 1 hạng Ba .
2/ Spring Open swim meet: Hồ bơi  LC 50 Meter cháu được  6 hạng nhất 1 hạng 3 và hồ bơi . (1st Event : 400M  free style ; 1st  Event : 100M butterfly …., 3rd event 100M Breaststroke, lội nhái),  cháu tham dự  7 events  cho nhóm 10 tuổi.

3/ MHA Sextathlon Meet: Hồ bơi  SC 25 Yard, cháu được 5  Events hạng nhất  và 1 hạng 3  vẫn là Breaststroke), cháu tham dự 6 events cho nhóm 10 tuổi.

Tháng 7 sắp tới, cháu Arden  còn Swim  Meet quan trọng là  Oregon LC 50M championship ở  Bend, Oregon.
Ngoài ra  Arden  cũng đã được mời đi tham dự Swim Meet ở  Boise , Idaho , nhưng  Arden  quá trẻ, nhỏ nhất 10t nên tôi đã từ chối (1) .
Vài hàng chia xẻ với quý Anh Chị về sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi trong thời gian hưu trí.

Thân mến
Dương Chư


                 (1)     Why Boise? This is truly an elite Invitational. There are only 7 teams invited:
• Boise Y swim team – Host Team
• Denver Hill toppers – First Place – 2011 SCY Senior Sectionals
• KING – Second Place – 2011 SCY Senior Sectionals 1st place AGE Sectionals
Tualatin Hills – Third Place – 2011 SCY Senior Sectionals 2nd Place Age Group Sectionals
• Lake Oswego – Four Place – 2011 SCY Senior Sectionals 6thPlace Age Group Sectionals
• Palo Alto Stanford Aquatics – one of the top teams in California and the USA
• Snake River LSC - All Star Team

BÀN VỀ GIẤC NGỦ

(Bài này dựa theo bài hướng dẫn của viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa-kỳ)  DS Phan Đức Bình và DS Lê văn Nhân , OREGON

 
Bác sĩ phân loại bệnh mất ngủ như thế nào?
Có 4 loại bệnh mất ngủ:
- nằm hoài và đếm không biết bao nhiêu con cừu mà vẫn không chợp mắt được
- không thể giữ cho giấc ngủ kéo dài đủ
- thức giấc buổi sáng quá sớm
- giấc ngủ không giúp chúng ta khỏe khoắn ngày hôm sau

Lời khai chủ quan của bệnh nhân quan trọng để chẩn đoán, nhất là với những bệnh nhân bảo đã ngủ đủ nhưng vẫn thấy mệt mỏi.

Bệnh mất ngủ có thể:

- tạm thời, kéo dài chỉ vài ngày
- ngắn hạn, kéo dài cho đến 3 tuần lễ
- mãn tính, nếu kéo dài hơn 3 tuần lễ.

Bệnh mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn thường do tình trạng quá căng thẳng, và mất ngủ là tình trạng phát tán căng thẳng.
Rối loạn điều hòa giấc ngủ gây bệnh mất ngủ chủ yếu. Bệnh mất ngủ thứ yếu do một số yếu tố gây nên.
Bệnh tâm thần thường liên quan đến mất ngủ. Một nghiên cứu tìm thấy 33.3% người mất ngủ sinh bệnh tâm thần trong vòng 1 năm, so với 8% ở nhóm kiểm chứng.
Can thiệp không dùng thuốc gồm điều trị thái độ, hồi ứng sinh học (biofedback), thiền, kỷ thuật xả dãn, và giáo dục vệ sinh về giấc ngủ. Xem 13 mách nước phía trên.
Nếu can thiệp không dùng thuốc không có kết quả, có thể nghĩ đến thuốc mua không cần toa. Nhiều thuốc kháng histamin có thêm tác dụng phụ gây ngủ, đôi khi người ta lại kết hợp với thuốc chống viêm vì đau nhức cũng làm mất ngủ. Nhiều thuốc mua không cần toa làm bệnh nhân ngầy ngật ban ngày và gây cảm giác không nghỉ ngơi đủ. Tác dụng phụ thường gặp là quáng mắt, khô miệng và cổ.
Thuốc mua không cần toa không được dùng cho bệnh nhân bị bệnh đau thắt ngực, bệnh tim, bệnh cao nhãn áp hay đi tiểu khó cũng như đang dùng thuốc chống chỉ định với hoạt chất của thuốc mua không cần toa. Thuốc chứa Doxylamine chống chỉ định với bệnh nhân bệnh phổi mãn tính.



Điều trị bệnh mất ngủ:
Dược thảo trị bệnh mất ngủ có cây nhãn lồng, cây bình vôi, cây vông nem, valerian, kava, cây St John. Không nên tự điều trị mà nên nhờ dược sĩ giải thích khi chọn thuốc để xem dùng có được không và dùng làm sao cho đúng cách. Melatonin được xem là sản phẩm tự nhiên ở Mỹ, nhưng chỉ có công hiệu khi mất ngủ do di chuyển quá xa như từ Việt-nam sang Mỹ khiến não bộ chưa kịp điều chỉnh thích ứng. Những trường hợp mất ngủ khác thường không hiệu nghiệm.

Thuốc ngủ cần bác sĩ kê đơn gồm thuốc ngủ nhóm benzodiazepin hay không phải benzodiazepin. Chỉ nên dùng những thuốc này khi mất ngủ trầm trọng. Benzodiazepin tăng khoản thời gian ngủ. Tiềm năng quen thuốc và lệ thuộc thuốc giới hạn sử dụng trong thời gian ngắn, thông thường không quá 7 ngày liên tục. Hiệu quả lâm sàng giảm dần khi benzodiazepin dùng hơn 30 ngày. Tác dụng phụ gồm ngầy ngật ban ngày, rối loạn tỉnh táo (nhất là thuốc có thời gian bán thải dài); rối loạn vận động tâm thần, và quên những chuyện đã xảy ra. Khi ngưng thuốc, giảm từ từ để tránh mất ngủ dội lại, bức rức và lo âu.

Thuốc ngủ không phải benzodiazepin ra đời trong thập kỷ 1980, là chất tác dụng chọn lọc vào thụ thể GABA-A chứa đơn vị phụ alpha, đưa đến ít tác dụng phụ. Hơn nữa, thời gian bán thải từ 1 đến 5 giờ cho phép bác sĩ điều trị chọn lọc. Zaleplon (biệt dược tại Mỹ Sonata) với thời gian bán thải 1giờ được chọn để giúp bệnh nhân dễ chợp mắt. Nghiên cứu dùng thuốc không phải benzodiazepin thình thoảng mới dùng, bệnh nhân tự điều hòa dùng từ 3 đến 5 liều mỗi tuần, cải thiện và kéo dài hiệu nghiệm giống như dùng liên tục. Thuốc mới không phải benzodiazepin như Essopiclone (biệt dược tại Mỹ Lunesta) không làm quen thuốc và có thể dùng lâu hơn 6 tháng. Mất ngủ dội lại hay những thái độ khi ngưng ngang thuốc hiếm khi xảy ra.

Thuốc ngủ Ramelteon (biệt dược tại Mỹ Rozerem) là thuốc đồng vận thụ thể melatonin. Thuốc này không khuyên dùng cho bệnh nhân tắc thở khi ngủ hay bệnh nặng COPD.

Tóm lại, tại Việt-nam chỉ có thuốc benzodiazepin tác dụng dài, nên có thể ban ngày còn buồn ngủ, và dễ bị quen thuốc hay lệ thuộc thuốc. Chỉ dùng như bác sĩ dặn, không được tự tiện mua thuốc hay xin thuốc bè bạn dùng thử, vì có thể bị nguy hiểm.

Sau đây là 1 ca lâm sàng về sử dụng thuốc không đúng:
Một bà nọ than phiền với bạn là chồng mình dạo này khó ngủ. Bà bạn vì lòng tốt, bảo tôi đang uống thuốc này tốt lắm, chị lấy vài viên cho anh ấy dùng thử. Bà đưa 1 viên rưởi Ambien ( thuốc ngủ không phải benzodiazepin của Sanofi) 10 mg và dặn mỗi tối uống nửa viên. Ông chồng tối đó muốn chắc chắn nên uống 1 viên rưởi tức là 15 mg, buổi sáng dậy bị té ngã phải chở vào bệnh viện. Liều tối đa cho viên thuốc này là 10 mg. Liều khởi đầu cho người lớn là 5 mg và với người cao tuổi thì liều bắt đầu là 2.5 mg và liều tối đa là 5 mg.

Liệu những người bán thuốc ở Việt-nam có đủ kiến thức và khả năng để giải thích cho bệnh nhân như trường hợp này chăng? Chương trình GPP nếu không chú ý huấn luyện kiến thức dược sĩ, cũng có thể xảy ra trường hợp trên khi dược sĩ vi phạm luật bán thuốc cần có đơn bác sĩ.

Bài này dựa theo bài hướng dẫn của viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa-kỳ)
Dược sĩ Lê Văn Nhân

Giấc ngủ là gì?
Chúng ta thường nghĩ giấc ngủ là thời gian chúng ta không thức hay không hoạt động. Nhờ những nghiên cứu trong những thập kỷ sau này, người ta biết giấc ngủ gồm nhiều giai đoạn thay đổi nhau thành chu kỳ trong suốt đêm. Não bộ chúng ta vẫn hoạt động trong suốt giấc ngủ, nhưng nhiều điều khác nhau xảy ra ở mỗi giai đoạn. Thí dụ, một số giai đoạn của giấc ngủ cần thiết cho chúng ta cảm thấy khỏe khoắn và có đủ năng lực cho ngày kế tiếp, và những giai đoạn khác giúp chúng ta học hỏi và ghi vào trí nhớ.
Nói tóm gọn, một số nhiệm vụ sinh lý thực hiện trong giấc ngủ giúp chúng ta khỏe mạnh và giúp con người có thể hoạt động tốt nhất. Nhưng mặt khác, ngủ không đủ có thể nguy hiểm, thí dụ chúng ta có thể gây tai nạn khi buồn ngủ mà lái xe hay vận hành máy móc.

Ngủ bao nhiêu là đủ:

Nhu cầu giấc ngủ biến đổi tùy từng người, và thay đổi trong suốt cuộc đời. Hầu hết người lớn cần ngủ mỗi đêm 7 đến 8 giờ. Trẻ sơ sinh, ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày, và trẻ em trước khi đi học ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Trẻ em ở tuổi đi học cần ít nhất 9 giờ cho giấc ngủ mỗi đêm.
Một số người tin rằng người lớn cần ngủ ít hơn khi càng cao tuổi. Nhưng không có chứng cứ cho thấy người cao tuổi có thể hoạt động bình thường khi ngủ ít hơn người trẻ tuổi.Tuy nhiên, khi con người già đi, thường ngủ ít đi hay có chiều hướng dùng thì giờ ít hơn cho giấc ngủ sâu, gồm những giai đoạn nghỉ ngơi của giấc ngủ. Người cao tuổi cũng dễ bị thức giấc hơn.

Tại sao giấc ngủ tốt cho chúng ta?

Có thật cần thiết chúng ta phải ngủ đủ giấc không? Chắc chắn là như vậy. Không những thời lượng mà phẩm chất giấc ngủ cũng quan trọng. Những người giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hay cắt ngắn có thể không đủ cho một số giai đoạn của giấc ngủ. Nói một cách khác, chúng ta nghỉ ngơi tốt đến độ nào và chúng ta hoạt động ra sao ngày kế tiếp, tùy thuộc thời gian toàn giấc ngủ và chúng ta đã đạt bao nhiêu giai đoạn khác nhau trong giấc ngủ.

Hoàn thiện giấc ngủ:

Chúng ta cần ngủ để suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh và tạo trí nhớ. Trong thực tế, những tiểu lộ trong não giúp chúng ta học hỏi và ghi nhớ hoạt động rất mạnh khi chúng ta ngủ. Nghiên cứu cho thấy khi hướng dẫn con người những nhiệm vụ thử thách, họ hoàn thành tốt hơn sau một đêm ngủ ngon. Nghiên cứu khác gợi ý giấc ngủ cần thiết để sáng tạo cách giải quyết vấn đề.
Hà tiện giấc ngủ sẽ bị trả giá. Ngay khi chỉ giảm giấc ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng làm cho ngày hôm sau khó tập trung và có thể làm chậm thời gian đáp ứng . Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta thiếu ngủ, nhiều phần chúng ta đưa ra quyết định không tốt và gây nhiều rủi-ro. Hậu quả là giảm hoàn thành tốt công việc hay học hành ở trường và dễ gây tai nạn.

Tâm trạng:
giấc ngủ cũng ảnh hưởng lên tâm tính chúng ta. Ngủ không đủ cũng làm cho chúng ta bực tức, sinh thái độ xấu và gặp trở ngại trong giao tế, nhất là ở trẻ em hay lứa tuổi vị thành niên. Những người mất ngủ kinh niên cũng có nhiều phần bị trầm cảm.

Sức khỏe:
Giấc ngủ cũng quan trọng cho sức khỏe tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ hay phẩm chất giấc ngủ không tốt xảy ra đều đặn tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim, và những bệnh khác.
Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tạo ra những nội tiết tố giá trị. Ngủ sâu kích phát tiết hormon tăng trưởng, giúp trẻ em mau lớn, và giúp tạo cơ bắp và sửa chửa tế bào và mô ở trẻ em và người lớn. Một loại hormon khác tăng lên trong giấc ngủ giúp chống nhiễm trùng. Điều này có thể giải thích giấc ngủ giúp chúng ta khỏi bệnh tật, và giúp chúng ta hồi phục sau khi bệnh.
Hormon tiết ra trong giấc ngủ cũng tác động lên cách sử dụng năng lượng của cơ thể. Nghiên cứu tìm thấy khi chúng ta càng ít ngủ, chúng ta càng lên cân hay béo mập, phát sinh bệnh tiểu đường, hay thích ăn thức ăn chứa nhiều nhiệt lượng và chất carbohydrat.

Làm sao ngủ ngon:
sau đây là 13 mách nước giúp chúng ta ngủ ngon:
Đi ngủ đúng giờ: đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày, ngay cả ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật.
Tập thể dục tốt nhưng đừng tập trễ quá trong ngày: tránh tập thể dục gần 5-6 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh cafein và nicotin: Tác dụng kích thích của cafein trong cà-phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la có thể cần 8 giờ để loại khỏi cơ thể. Nicotin trong thuốc lá là chất kích thích, làm khó ngủ.
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ: uống 1 ly rượu có thể giúp chúng ta ngủ, nhưng rượu cũng làm cho giấc ngủ chúng ta ở trong những giai đoạn nông của giấc ngủ. Do đó chúng ta sẽ dễ thức giấc nửa đêm khi tác dụng gây ngủ của rượu hết hiệu lực.
Tránh bữa ăn trễ thịnh soạn buổi tối: ăn nhiều sẽ gây khó tiêu và can thiệp vào giấc ngủ. Uống nhiều nước buổi tối có thể làm chúng ta thức giấc để đi tiểu thường xuyên.
Tránh uống thuốc làm trễ hay gián đoạn giấc ngủ, nếu có thể được: một số thuốc kê đơn trị bệnh tim, cao huyết áp, hen suyển và ngay cả những thuốc không cần toa bác sĩ và dược thảo dùng để tự chửa ho, cảm, dị ứng có thể làm gián đoạn phẩm chất giấc ngủ.
Đừng ngủ ngày sau 3 giờ chiều: giấc ngủ ngày có thể nâng năng lực của não, nhưng ngủ vào cuối buổi chiều có thể làm chúng ta khó dỗ giấc ngủ ban đêm. Đồng thời, nên ngủ trưa trong vòng 1 giờ mà thôi.
Thư dãn trước khi vào giường: Nên để thì giờ để thư dãn như đọc sách, nghe âm nhạc trước khi vào giường, giảm căng thẳng sẽ giúp ngủ ngon.
Nên tắm nước nóng trước khi vào giường: giảm thân nhiệt sau khi tắm giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ đồng thời giúp thư dãn.
Nên có môi trường tốt cho giấc ngủ: nên dẹp bỏ những gì làm chúng ta không chú tâm vào giấc ngủ, như tiếng động, ánh sáng quá mạnh, giường ngủ không thoải mái, máy truyền hình, máy xem phim hay máy vi tính trong phòng ngủ. Phòng ngủ là nơi để ngủ chứ không phải là nơi làm việc hay giải trí. Đồng thời, nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ dễ chịu.
Cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: ban ngày chúng ta cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày thay vì chỉ ở trong nhà, ánh sáng ban ngày giúp điều hòa giấc ngủ.
Đừng nằm trên giường khi đã thức đậy: nếu chúng ta thấy nằm trên giường hơn 20 phút mà vẫn tỉnh táo, nên đứng dậy và làm vài động tác thư dãn cho đến khi buồn ngủ. Lo lắng không thể ngủ được có thể làm cho giấc ngủ khó đến hơn.
Nên đi khám bác sĩ nên chúng ta tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ: nếu chúng ta cảm thấy mệt và không nghỉ ngơi được ban ngày mặc dầu đã dùng đủ thời giờ ban đêm trên giường, có thể chúng ta đã bị bệnh rối loạn giấc ngủ. Nên đi khám bác sĩ và đôi khi phải gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ, đừng nghe lời bè bạn hay những người không chuyên môn tự tiện dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ phân loại bệnh mất ngủ như thế nào?
Có 4 loại bệnh mất ngủ:
- nằm hoài và đếm không biết bao nhiêu con cừu mà vẫn không chợp mắt được
- không thể giữ cho giấc ngủ kéo dài đủ
- thức giấc buổi sáng quá sớm
- giấc ngủ không giúp chúng ta khỏe khoắn ngày hôm sau
Lời khai chủ quan của bệnh nhân quan trọng để chẩn đoán, nhất là với những bệnh nhân bảo đã ngủ đủ nhưng vẫn thấy mệt mỏi.
Bệnh mất ngủ có thể:
- tạm thời, kéo dài chỉ vài ngày
- ngắn hạn, kéo dài cho đến 3 tuần lễ
- mãn tính, nếu kéo dài hơn 3 tuần lễ.
Bệnh mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn thường do tình trạng quá căng thẳng, và mất ngủ là tình trạng phát tán căng thẳng.Rối loạn điều hòa giấc ngủ gây bệnh mất ngủ chủ yếu. Bệnh mất ngủ thứ yếu do một số yếu tố gây nên.Bệnh tâm thần thường liên quan đến mất ngủ. Một nghiên cứu tìm thấy 33.3% người mất ngủ sinh bệnh tâm thần trong vòng 1 năm, so với 8% ở nhóm kiểm chứng.
Điều trị bệnh mất ngủ:
Can thiệp không dùng thuốc gồm điều trị thái độ, hồi ứng sinh học (biofedback), thiền, kỷ thuật xả dãn, và giáo dục vệ sinh về giấc ngủ. Xem 13 mách nước phía trên.
Nếu can thiệp không dùng thuốc không có kết quả, có thể nghĩ đến thuốc mua không cần toa. Nhiều thuốc kháng histamin có thêm tác dụng phụ gây ngủ, đôi khi người ta lại kết hợp với thuốc chống viêm vì đau nhức cũng làm mất ngủ. Nhiều thuốc mua không cần toa làm bệnh nhân ngầy ngật ban ngày và gây cảm giác không nghỉ ngơi đủ. Tác dụng phụ thường gặp là quáng mắt, khô miệng và cổ.
Thuốc mua không cần toa không được dùng cho bệnh nhân bị bệnh đau thắt ngực, bệnh tim, bệnh cao nhãn áp hay đi tiểu khó cũng như đang dùng thuốc chống chỉ định với hoạt chất của thuốc mua không cần toa. Thuốc chứa Doxylamine chống chỉ định với bệnh nhân bệnh phổi mãn tính.
Dược thảo trị bệnh mất ngủ có cây nhãn lồng, cây bình vôi,cây vông nem, valerian, kava, cây St John. Không nên tự điều trị mà nên nhờ dược sĩ giải thích khi chọn thuốc để xem dùng có được không và dùng làm sao cho đúng cách. Melatonin được xem là sản phẩm tự nhiên ở Mỹ, nhưng chỉ có công hiệu khi mất ngủ do di chuyểni quá xa như từ Việt-nam sang Mỹ khiến não bộ chưa kịp điều chỉnh thích ứng. Những trường hợp mất ngủ khác thường không hiệu nghiệm.
Thuốc ngủ cần bác sĩ kê đơn gồm thuốc ngủ nhóm benzodiazepin hay không phải benzodiazepin. Chỉ nên dùng những thuốc này khi mất ngủ trầm trọng. Benzodiazepin tăng khoản thời gian ngủ. Tiềm năng quen thuốc và lệ thuộc thuốc giới hạn sử dụng trong thời gian ngắn, thông thường không quá 7 ngày liên tục. Hiệu quả lâm sàng giảm dần khi benzodiazepin dùng hơn 30 ngày. Tác dụng phụ gồm ngầy ngật ban ngày, rối loạn tỉnh táo (nhất là thuốc có thời gian bán thải dài); rối loạn vận động tâm thần, và quên những chuyện đã xảy ra. Khi ngưng thuốc, giảm từ từ để tránh mất ngủ dội lại, bức rức và lo âu.
Thuốc ngủ không phải benzodiazepin ra đời trong thập kỷ 1980, là chất tác dụng chọn lọc vào thụ thể GABA-A chứa đơn vị phụ alpha, đưa đến ít tác dụng phụ. Hơn nữa, thời gian bán thải từ 1 đến 5 giờ cho phép bác sĩ điều trị chọn lọc. Zaleplon (biệt dược tại Mỹ Sonata) với thời gian bán thải 1giờ được chọn để giúp bệnh nhân dễ chợp mắt. Nghiên cứu dùng thuốc không phải benzodiazepin thình thoảng mới dùng, bệnh nhân tự điều hòa dùng từ 3 đến 5 liều mỗi tuần, cải thiện và kéo dài hiệu nghiệm giống như dùng liên tục. Thuốc mới không phải benzodiazepin như Essopiclone (biệt dược tại Mỹ Lunesta) không làm quen thuốc và có thể dùng lâu hơn 6 tháng. Mất ngủ dội lại hay những thái độ khi ngưng ngang thuốc hiếm khi xảy ra.
Thuốc ngủ Ramelteon (biệt dược tại Mỹ Rozerem) là thuốc đồng vận thụ thể melatonin. Thuốc này không khuyên dùng cho bệnh nhân tắc thở khi ngủ hay bệnh nặng COPD.
Tóm lại, tại Việt-nam chỉ có thuốc benzodiazepin tác dụng dài, nên có thể ban ngày còn buồn ngủ, và dễ bị quen thuốc hay lệ thuộc thuốc. Chỉ dùng như bác sĩ dặn, không được tự tiện mua thuốc hay xin thuốc bè bạn dùng thử, vì có thể bị nguy hiểm.
Sau đây là 1 ca lâm sàng về sử dụng thuốc không đúng:
Một bà nọ than phiền với bạn là chồng mình dạo này khó ngủ. Bà bạn vì lòng tốt, bảo tôi đang uống thuốc này tốt lắm, chị lấy vài viên cho anh ấy dùng thử. Bà đưa 1 viên rưởi Ambien ( thuốc ngủ không phải benzodiazepin của Sanofi) 10 mg và dặn mỗi tối uống nửa viên. Ông chồng tối đó muốn chắc chắn nên uống 1 viên rưởi tức là 15 mg, buổi sáng dậy bị té ngã phải chở vào bệnh viện. Liều tối đa cho viên thuốc này là 10 mg. Liều khởi đầu cho người lớn là 5 mg và với người cao tuổi thì liều bắt đầu là 2.5 mg và liều tối đa là 5 mg.
Liệu những người bán thuốc ở Việt-nam có đủ kiến thức và khả năng để giải thích cho bệnh nhân như trường hợp này chăng? Chương trình GPP nếu không chú ý huấn luyện kiến thức dược sĩ, cũng có thể xảy ra trường hợp trên khi dược sĩ vi phạm luật bán thuốc cần có đơn bác sĩ.


Ds Lê Văn Nhân
Bài này dựa theo bài hướng dẫn của viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa-kỳ) Dược sĩ Lê Văn Nhân

Giấc ngủ là gì?
Chúng ta thường nghĩ giấc ngủ là thời gian chúng ta không thức hay không hoạt động. Nhờ những nghiên cứu trong những thập kỷ sau này, người ta biết giấc ngủ gồm nhiều giai đoạn thay đổi nhau thành chu kỳ trong suốt đêm. Não bộ chúng ta vẫn hoạt động trong suốt giấc ngủ, nhưng nhiều điều khác nhau xảy ra ở mỗi giai đoạn. Thí dụ, một số giai đoạn của giấc ngủ cần thiết cho chúng ta cảm thấy khỏe khoắn và có đủ năng lực cho ngày kế tiếp, và những giai đoạn khác giúp chúng ta học hỏi và ghi vào trí nhớ.
Nói tóm gọn, một số nhiệm vụ sinh lý thực hiện trong giấc ngủ giúp chúng ta khỏe mạnh và giúp con người có thể hoạt động tốt nhất. Nhưng mặt khác, ngủ không đủ có thể nguy hiểm, thí dụ chúng ta có thể gây tai nạn khi buồn ngủ mà lái xe hay vận hành máy móc.
Ngủ bao nhiêu là đủ:
Nhu cầu giấc ngủ biến đổi tùy từng người, và thay đổi trong suốt cuộc đời. Hầu hết người lớn cần ngủ mỗi đêm 7 đến 8 giờ. Trẻ sơ sinh, ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày, và trẻ em trước khi đi học ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Trẻ em ở tuổi đi học cần ít nhất 9 giờ cho giấc ngủ mỗi đêm.
Một số người tin rằng người lớn cần ngủ ít hơn khi càng cao tuổi. Nhưng không có chứng cứ cho thấy người cao tuổi có thể hoạt động bình thường khi ngủ ít hơn người trẻ tuổi.Tuy nhiên, khi con người già đi, thường ngủ ít đi hay có chiều hướng dùng thì giờ ít hơn cho giấc ngủ sâu, gồm những giai đoạn nghỉ ngơi của giấc ngủ. Người cao tuổi cũng dễ bị thức giấc hơn.
Tại sao giấc ngủ tốt cho chúng ta?
Có thật cần thiết chúng ta phải ngủ đủ giấc không? Chắc chắn là như vậy. Không những thời lượng mà phẩm chất giấc ngủ cũng quan trọng. Những người giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hay cắt ngắn có thể không đủ cho một số giai đoạn của giấc ngủ. Nói một cách khác, chúng ta nghỉ ngơi tốt đến độ nào và chúng ta hoạt động ra sao ngày kế tiếp, tùy thuộc thời gian toàn giấc ngủ và chúng ta đã đạt bao nhiêu giai đoạn khác nhau trong giấc ngủ.
Hoàn thiện giấc ngủ:
Chúng ta cần ngủ để suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh và tạo trí nhớ. Trong thực tế, những tiểu lộ trong não giúp chúng ta học hỏi và ghi nhớ hoạt động rất mạnh khi chúng ta ngủ. Nghiên cứu cho thấy khi hướng dẫn con người những nhiệm vụ thử thách, họ hoàn thành tốt hơn sau một đêm ngủ ngon. Nghiên cứu khác gợi ý giấc ngủ cần thiết để sáng tạo cách giải quyết vấn đề.
Hà tiện giấc ngủ sẽ bị trả giá. Ngay khi chỉ giảm giấc ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng làm cho ngày hôm sau khó tập trung và có thể làm chậm thời gian đáp ứng . Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta thiếu ngủ, nhiều phần chúng ta đưa ra quyết định không tốt và gây nhiều rủi-ro. Hậu quả là giảm hoàn thành tốt công việc hay học hành ở trường và dễ gây tai nạn.
Tâm trạng: giấc ngủ cũng ảnh hưởng lên tâm tính chúng ta. Ngủ không đủ cũng làm cho chúng ta bực tức, sinh thái độ xấu và gặp trở ngại trong giao tế, nhất là ở trẻ em hay lứa tuổi vị thành niên. Những người mất ngủ kinh niên cũng có nhiều phần bị trầm cảm.
Sức khỏe: Giấc ngủ cũng quan trọng cho sức khỏe tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ hay phẩm chất giấc ngủ không tốt xảy ra đều đặn tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim, và những bệnh khác.
Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tạo ra những nội tiết tố giá trị. Ngủ sâu kích phát tiết hormon tăng trưởng, giúp trẻ em mau lớn, và giúp tạo cơ bắp và sửa chửa tế bào và mô ở trẻ em và người lớn. Một loại hormon khác tăng lên trong giấc ngủ giúp chống nhiễm trùng. Điều này có thể giải thích giấc ngủ giúp chúng ta khỏi bệnh tật, và giúp chúng ta hồi phục sau khi bệnh.
Hormon tiết ra trong giấc ngủ cũng tác động lên cách sử dụng năng lượng của cơ thể. Nghiên cứu tìm thấy khi chúng ta càng ít ngủ, chúng ta càng lên cân hay béo mập, phát sinh bệnh tiểu đường, hay thích ăn thức ăn chứa nhiều nhiệt lượng và chất carbohydrat.

Làm sao ngủ ngon:
sau đây là 13 mách nước giúp chúng ta ngủ ngon:
Đi ngủ đúng giờ: đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày, ngay cả ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật.
Tập thể dục tốt nhưng đừng tập trễ quá trong ngày: tránh tập thể dục gần 5-6 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh cafein và nicotin: Tác dụng kích thích của cafein trong cà-phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la có thể cần 8 giờ để loại khỏi cơ thể. Nicotin trong thuốc lá là chất kích thích, làm khó ngủ.
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ: uống 1 ly rượu có thể giúp chúng ta ngủ, nhưng rượu cũng làm cho giấc ngủ chúng ta ở trong những giai đoạn nông của giấc ngủ. Do đó chúng ta sẽ dễ thức giấc nửa đêm khi tác dụng gây ngủ của rượu hết hiệu lực.
Tránh bữa ăn trễ thịnh soạn buổi tối: ăn nhiều sẽ gây khó tiêu và can thiệp vào giấc ngủ. Uống nhiều nước buổi tối có thể làm chúng ta thức giấc để đi tiểu thường xuyên.
Tránh uống thuốc làm trễ hay gián đoạn giấc ngủ, nếu có thể được: một số thuốc kê đơn trị bệnh tim, cao huyết áp, hen suyển và ngay cả những thuốc không cần toa bác sĩ và dược thảo dùng để tự chửa ho, cảm, dị ứng có thể làm gián đoạn phẩm chất giấc ngủ.
Đừng ngủ ngày sau 3 giờ chiều: giấc ngủ ngày có thể nâng năng lực của não, nhưng ngủ vào cuối buổi chiều có thể làm chúng ta khó dỗ giấc ngủ ban đêm. Đồng thời, nên ngủ trưa trong vòng 1 giờ mà thôi.
Thư dãn trước khi vào giường: Nên để thì giờ để thư dãn như đọc sách, nghe âm nhạc trước khi vào giường, giảm căng thẳng sẽ giúp ngủ ngon.
Nên tắm nước nóng trước khi vào giường: giảm thân nhiệt sau khi tắm giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ đồng thời giúp thư dãn.
Nên có môi trường tốt cho giấc ngủ: nên dẹp bỏ những gì làm chúng ta không chú tâm vào giấc ngủ, như tiếng động, ánh sáng quá mạnh, giường ngủ không thoải mái, máy truyền hình, máy xem phim hay máy vi tính trong phòng ngủ. Phòng ngủ là nơi để ngủ chứ không phải là nơi làm việc hay giải trí. Đồng thời, nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ dễ chịu.
Cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: ban ngày chúng ta cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày thay vì chỉ ở trong nhà, ánh sáng ban ngày giúp điều hòa giấc ngủ.
Đừng nằm trên giường khi đã thức đậy: nếu chúng ta thấy nằm trên giường hơn 20 phút mà vẫn tỉnh táo, nên đứng dậy và làm vài động tác thư dãn cho đến khi buồn ngủ. Lo lắng không thể ngủ được có thể làm cho giấc ngủ khó đến hơn.
Nên đi khám bác sĩ nên chúng ta tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ: nếu chúng ta cảm thấy mệt và không nghỉ ngơi được ban ngày mặc dầu đã dùng đủ thời giờ ban đêm trên giường, có thể chúng ta đã bị bệnh rối loạn giấc ngủ. Nên đi khám bác sĩ và đôi khi phải gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ, đừng nghe lời bè bạn hay những người không chuyên môn tự tiện dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe.

Bác sĩ phân loại bệnh mất ngủ như thế nào?
Có 4 loại bệnh mất ngủ:
- nằm hoài và đếm không biết bao nhiêu con cừu mà vẫn không chợp mắt được
- không thể giữ cho giấc ngủ kéo dài đủ
- thức giấc buổi sáng quá sớm
- giấc ngủ không giúp chúng ta khỏe khoắn ngày hôm sau
Lời khai chủ quan của bệnh nhân quan trọng để chẩn đoán, nhất là với những bệnh nhân bảo đã ngủ đủ nhưng vẫn thấy mệt mỏi.
Bệnh mất ngủ có thể:
- tạm thời, kéo dài chỉ vài ngày
- ngắn hạn, kéo dài cho đến 3 tuần lễ
- mãn tính, nếu kéo dài hơn 3 tuần lễ.
Bệnh mất ngủ tạm thời hay ngắn hạn thường do tình trạng quá căng thẳng, và mất ngủ là tình trạng phát tán căng thẳng.Rối loạn điều hòa giấc ngủ gây bệnh mất ngủ chủ yếu. Bệnh mất ngủ thứ yếu do một số yếu tố gây nên.Bệnh tâm thần thường liên quan đến mất ngủ. Một nghiên cứu tìm thấy 33.3% người mất ngủ sinh bệnh tâm thần trong vòng 1 năm, so với 8% ở nhóm kiểm chứng.
Điều trị bệnh mất ngủ:
Can thiệp không dùng thuốc gồm điều trị thái độ, hồi ứng sinh học (biofedback), thiền, kỷ thuật xả dãn, và giáo dục vệ sinh về giấc ngủ. Xem 13 mách nước phía trên.
Nếu can thiệp không dùng thuốc không có kết quả, có thể nghĩ đến thuốc mua không cần toa. Nhiều thuốc kháng histamin có thêm tác dụng phụ gây ngủ, đôi khi người ta lại kết hợp với thuốc chống viêm vì đau nhức cũng làm mất ngủ. Nhiều thuốc mua không cần toa làm bệnh nhân ngầy ngật ban ngày và gây cảm giác không nghỉ ngơi đủ. Tác dụng phụ thường gặp là quáng mắt, khô miệng và cổ.
Thuốc mua không cần toa không được dùng cho bệnh nhân bị bệnh đau thắt ngực, bệnh tim, bệnh cao nhãn áp hay đi tiểu khó cũng như đang dùng thuốc chống chỉ định với hoạt chất của thuốc mua không cần toa. Thuốc chứa Doxylamine chống chỉ định với bệnh nhân bệnh phổi mãn tính.
Dược thảo trị bệnh mất ngủ có cây nhãn lồng, cây bình vôi,cây vông nem, valerian, kava, cây St John. Không nên tự điều trị mà nên nhờ dược sĩ giải thích khi chọn thuốc để xem dùng có được không và dùng làm sao cho đúng cách. Melatonin được xem là sản phẩm tự nhiên ở Mỹ, nhưng chỉ có công hiệu khi mất ngủ do di chuyểni quá xa như từ Việt-nam sang Mỹ khiến não bộ chưa kịp điều chỉnh thích ứng. Những trường hợp mất ngủ khác thường không hiệu nghiệm.
Thuốc ngủ cần bác sĩ kê đơn gồm thuốc ngủ nhóm benzodiazepin hay không phải benzodiazepin. Chỉ nên dùng những thuốc này khi mất ngủ trầm trọng. Benzodiazepin tăng khoản thời gian ngủ. Tiềm năng quen thuốc và lệ thuộc thuốc giới hạn sử dụng trong thời gian ngắn, thông thường không quá 7 ngày liên tục. Hiệu quả lâm sàng giảm dần khi benzodiazepin dùng hơn 30 ngày. Tác dụng phụ gồm ngầy ngật ban ngày, rối loạn tỉnh táo (nhất là thuốc có thời gian bán thải dài); rối loạn vận động tâm thần, và quên những chuyện đã xảy ra. Khi ngưng thuốc, giảm từ từ để tránh mất ngủ dội lại, bức rức và lo âu.
Thuốc ngủ không phải benzodiazepin ra đời trong thập kỷ 1980, là chất tác dụng chọn lọc vào thụ thể GABA-A chứa đơn vị phụ alpha, đưa đến ít tác dụng phụ. Hơn nữa, thời gian bán thải từ 1 đến 5 giờ cho phép bác sĩ điều trị chọn lọc. Zaleplon (biệt dược tại Mỹ Sonata) với thời gian bán thải 1giờ được chọn để giúp bệnh nhân dễ chợp mắt. Nghiên cứu dùng thuốc không phải benzodiazepin thình thoảng mới dùng, bệnh nhân tự điều hòa dùng từ 3 đến 5 liều mỗi tuần, cải thiện và kéo dài hiệu nghiệm giống như dùng liên tục. Thuốc mới không phải benzodiazepin như Essopiclone (biệt dược tại Mỹ Lunesta) không làm quen thuốc và có thể dùng lâu hơn 6 tháng. Mất ngủ dội lại hay những thái độ khi ngưng ngang thuốc hiếm khi xảy ra.
Thuốc ngủ Ramelteon (biệt dược tại Mỹ Rozerem) là thuốc đồng vận thụ thể melatonin. Thuốc này không khuyên dùng cho bệnh nhân tắc thở khi ngủ hay bệnh nặng COPD.
Tóm lại, tại Việt-nam chỉ có thuốc benzodiazepin tác dụng dài, nên có thể ban ngày còn buồn ngủ, và dễ bị quen thuốc hay lệ thuộc thuốc. Chỉ dùng như bác sĩ dặn, không được tự tiện mua thuốc hay xin thuốc bè bạn dùng thử, vì có thể bị nguy hiểm.
Sau đây là 1 ca lâm sàng về sử dụng thuốc không đúng:
Một bà nọ than phiền với bạn là chồng mình dạo này khó ngủ. Bà bạn vì lòng tốt, bảo tôi đang uống thuốc này tốt lắm, chị lấy vài viên cho anh ấy dùng thử. Bà đưa 1 viên rưởi Ambien ( thuốc ngủ không phải benzodiazepin của Sanofi) 10 mg và dặn mỗi tối uống nửa viên. Ông chồng tối đó muốn chắc chắn nên uống 1 viên rưởi tức là 15 mg, buổi sáng dậy bị té ngã phải chở vào bệnh viện. Liều tối đa cho viên thuốc này là 10 mg. Liều khởi đầu cho người lớn là 5 mg và với người cao tuổi thì liều bắt đầu là 2.5 mg và liều tối đa là 5 mg.
Liệu những người bán thuốc ở Việt-nam có đủ kiến thức và khả năng để giải thích cho bệnh nhân như trường hợp này chăng? Chương trình GPP nếu không chú ý huấn luyện kiến thức dược sĩ, cũng có thể xảy ra trường hợp trên khi dược sĩ vi phạm luật bán thuốc cần có đơn bác sĩ.


Ds Lê Văn Nhân
Bài này dựa theo bài hướng dẫn của viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa-kỳ) Dược sĩ Lê Văn Nhân

Giấc ngủ là gì?
Chúng ta thường nghĩ giấc ngủ là thời gian chúng ta không thức hay không hoạt động. Nhờ những nghiên cứu trong những thập kỷ sau này, người ta biết giấc ngủ gồm nhiều giai đoạn thay đổi nhau thành chu kỳ trong suốt đêm. Não bộ chúng ta vẫn hoạt động trong suốt giấc ngủ, nhưng nhiều điều khác nhau xảy ra ở mỗi giai đoạn. Thí dụ, một số giai đoạn của giấc ngủ cần thiết cho chúng ta cảm thấy khỏe khoắn và có đủ năng lực cho ngày kế tiếp, và những giai đoạn khác giúp chúng ta học hỏi và ghi vào trí nhớ.
Nói tóm gọn, một số nhiệm vụ sinh lý thực hiện trong giấc ngủ giúp chúng ta khỏe mạnh và giúp con người có thể hoạt động tốt nhất. Nhưng mặt khác, ngủ không đủ có thể nguy hiểm, thí dụ chúng ta có thể gây tai nạn khi buồn ngủ mà lái xe hay vận hành máy móc.

Ngủ bao nhiêu là đủ:
Nhu cầu giấc ngủ biến đổi tùy từng người, và thay đổi trong suốt cuộc đời. Hầu hết người lớn cần ngủ mỗi đêm 7 đến 8 giờ. Trẻ sơ sinh, ngủ từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày, và trẻ em trước khi đi học ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày. Trẻ em ở tuổi đi học cần ít nhất 9 giờ cho giấc ngủ mỗi đêm.
Một số người tin rằng người lớn cần ngủ ít hơn khi càng cao tuổi. Nhưng không có chứng cứ cho thấy người cao tuổi có thể hoạt động bình thường khi ngủ ít hơn người trẻ tuổi.Tuy nhiên, khi con người già đi, thường ngủ ít đi hay có chiều hướng dùng thì giờ ít hơn cho giấc ngủ sâu, gồm những giai đoạn nghỉ ngơi của giấc ngủ. Người cao tuổi cũng dễ bị thức giấc hơn.

Tại sao giấc ngủ tốt cho chúng ta?
Có thật cần thiết chúng ta phải ngủ đủ giấc không? Chắc chắn là như vậy. Không những thời lượng mà phẩm chất giấc ngủ cũng quan trọng. Những người giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hay cắt ngắn có thể không đủ cho một số giai đoạn của giấc ngủ. Nói một cách khác, chúng ta nghỉ ngơi tốt đến độ nào và chúng ta hoạt động ra sao ngày kế tiếp, tùy thuộc thời gian toàn giấc ngủ và chúng ta đã đạt bao nhiêu giai đoạn khác nhau trong giấc ngủ.

Hoàn thiện giấc ngủ:
Chúng ta cần ngủ để suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh và tạo trí nhớ. Trong thực tế, những tiểu lộ trong não giúp chúng ta học hỏi và ghi nhớ hoạt động rất mạnh khi chúng ta ngủ. Nghiên cứu cho thấy khi hướng dẫn con người những nhiệm vụ thử thách, họ hoàn thành tốt hơn sau một đêm ngủ ngon. Nghiên cứu khác gợi ý giấc ngủ cần thiết để sáng tạo cách giải quyết vấn đề.
Hà tiện giấc ngủ sẽ bị trả giá. Ngay khi chỉ giảm giấc ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng làm cho ngày hôm sau khó tập trung và có thể làm chậm thời gian đáp ứng . Nghiên cứu cho thấy khi chúng ta thiếu ngủ, nhiều phần chúng ta đưa ra quyết định không tốt và gây nhiều rủi-ro. Hậu quả là giảm hoàn thành tốt công việc hay học hành ở trường và dễ gây tai nạn.

Tâm trạng: giấc ngủ cũng ảnh hưởng lên tâm tính chúng ta. Ngủ không đủ cũng làm cho chúng ta bực tức, sinh thái độ xấu và gặp trở ngại trong giao tế, nhất là ở trẻ em hay lứa tuổi vị thành niên. Những người mất ngủ kinh niên cũng có nhiều phần bị trầm cảm.

Sức khỏe: Giấc ngủ cũng quan trọng cho sức khỏe tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngủ không đủ hay phẩm chất giấc ngủ không tốt xảy ra đều đặn tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim, và những bệnh khác.
Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tạo ra những nội tiết tố giá trị. Ngủ sâu kích phát tiết hormon tăng trưởng, giúp trẻ em mau lớn, và giúp tạo cơ bắp và sửa chửa tế bào và mô ở trẻ em và người lớn. Một loại hormon khác tăng lên trong giấc ngủ giúp chống nhiễm trùng. Điều này có thể giải thích giấc ngủ giúp chúng ta khỏi bệnh tật, và giúp chúng ta hồi phục sau khi bệnh.
Hormon tiết ra trong giấc ngủ cũng tác động lên cách sử dụng năng lượng của cơ thể. Nghiên cứu tìm thấy khi chúng ta càng ít ngủ, chúng ta càng lên cân hay béo mập, phát sinh bệnh tiểu đường, hay thích ăn thức ăn chứa nhiều nhiệt lượng và chất carbohydrat.

Làm sao ngủ ngon:
sau đây là 13 mách nước giúp chúng ta ngủ ngon:

Đi ngủ đúng giờ: đi ngủ và thức dậy đúng giờ giấc mỗi ngày, ngay cả ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật.
Tập thể dục tốt nhưng đừng tập trễ quá trong ngày: tránh tập thể dục gần 5-6 giờ trước khi đi ngủ.
Tránh cafein và nicotin: Tác dụng kích thích của cafein trong cà-phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la có thể cần 8 giờ để loại khỏi cơ thể. Nicotin trong thuốc lá là chất kích thích, làm khó ngủ.
Tránh uống rượu trước khi đi ngủ: uống 1 ly rượu có thể giúp chúng ta ngủ, nhưng rượu cũng làm cho giấc ngủ chúng ta ở trong những giai đoạn nông của giấc ngủ. Do đó chúng ta sẽ dễ thức giấc nửa đêm khi tác dụng gây ngủ của rượu hết hiệu lực.
Tránh bữa ăn trễ thịnh soạn buổi tối: ăn nhiều sẽ gây khó tiêu và can thiệp vào giấc ngủ. Uống nhiều nước buổi tối có thể làm chúng ta thức giấc để đi tiểu thường xuyên.
Tránh uống thuốc làm trễ hay gián đoạn giấc ngủ, nếu có thể được: một số thuốc kê đơn trị bệnh tim, cao huyết áp, hen suyển và ngay cả những thuốc không cần toa bác sĩ và dược thảo dùng để tự chửa ho, cảm, dị ứng có thể làm gián đoạn phẩm chất giấc ngủ.
Đừng ngủ ngày sau 3 giờ chiều: giấc ngủ ngày có thể nâng năng lực của não, nhưng ngủ vào cuối buổi chiều có thể làm chúng ta khó dỗ giấc ngủ ban đêm. Đồng thời, nên ngủ trưa trong vòng 1 giờ mà thôi.
Thư dãn trước khi vào giường: Nên để thì giờ để thư dãn như đọc sách, nghe âm nhạc trước khi vào giường, giảm căng thẳng sẽ giúp ngủ ngon.
Nên tắm nước nóng trước khi vào giường: giảm thân nhiệt sau khi tắm giúp chúng ta cảm thấy buồn ngủ đồng thời giúp thư dãn.
Nên có môi trường tốt cho giấc ngủ: nên dẹp bỏ những gì làm chúng ta không chú tâm vào giấc ngủ, như tiếng động, ánh sáng quá mạnh, giường ngủ không thoải mái, máy truyền hình, máy xem phim hay máy vi tính trong phòng ngủ. Phòng ngủ là nơi để ngủ chứ không phải là nơi làm việc hay giải trí. Đồng thời, nên giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ dễ chịu.
Cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: ban ngày chúng ta cũng cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút mỗi ngày thay vì chỉ ở trong nhà, ánh sáng ban ngày giúp điều hòa giấc ngủ.
Đừng nằm trên giường khi đã thức đậy: nếu chúng ta thấy nằm trên giường hơn 20 phút mà vẫn tỉnh táo, nên đứng dậy và làm vài động tác thư dãn cho đến khi buồn ngủ. Lo lắng không thể ngủ được có thể làm cho giấc ngủ khó đến hơn.
Nên đi khám bác sĩ nên chúng ta tiếp tục bị rối loạn giấc ngủ: nếu chúng ta cảm thấy mệt và không nghỉ ngơi được ban ngày mặc dầu đã dùng đủ thời giờ ban đêm trên giường, có thể chúng ta đã bị bệnh rối loạn giấc ngủ. Nên đi khám bác sĩ và đôi khi phải gặp bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ, đừng nghe lời bè bạn hay những người không chuyên môn tự tiện dùng thuốc, có thể gây hại cho sức khỏe.


 
Ds Lê Văn Nhân

CỐ GIÁO SƯ KHOA TRƯỞNG TRƯƠNG VĂN CHÔM

Cố GS Khoa Trưởng TRƯƠNG VĂN CHÔM

     
Cố GS KT Trương Văn Chôm
Sanh ngày 5/1/1923 tại Phan Thiết Bình Thuận,
Cưu Học Sinh Trường Trung Học Petrus Ký,
Sau khi tốt nghiệp Tú Tài về Phan Thiết làm tổng thơ ký Nghiệp Đoàn nước Mấm.
Đi Pháp Du Học 1948 học Dược Khoa và trở về Việt Nam năm 1956 mở Pharmacie tại bến Chương Dương, Chợ Cầu Ông Lãnh.
Thầy Chôm  vào Đại Học Y Dược Sàigòn dạy Hoá Học Hữu Cơ và mở Viện Bào Chế VANCO.

Thầy Chôm đi Pháp trình luận án Tiến Sĩ, PhD và Thầy trở về Việt Nam dạy Đại Học Y Dược Sàigòn và thầy Chôm đã tốn rất nhiều công sức tranh đấu để trường Dược Khoa  được tách rời khỏi Đại Học Y Dược  Khoa Sàigòn và trở thành Phân Khoa độc lập, Đại Học Dược Khoa Sàigòn, và Giáo Sư Trương Văn Chôm là vị Khoa Trưởng đầu  tiên  đã xây dựng Đại Học Dược Khoa Sàigòn trong những năm đầu tiên, kế tiếp đó là cố GS Khoa Trưởng Nguyễn Vĩnh Niên cho đến năm 1975.

Sau năm 1975 Đại Học Dược Khoa Sàigòn lại bị ép vào Đại Học Y Khoa trở thành Đại Học Y Dược Sàigòn như thời kỳ Pháp  thuộc, chúng tôi rất mong giới Y Tế và Giáo Dục nhìn thấy sự quan trọng của Đại Học Dược Khoa cần phải là một phân khoa độc lập để đươc phát triển lớn mạnh mới có đủ khả năng phát huy ngành Dược Khoa Việt Nam .

 

6/27/2011

BÃO TRỢ SVDKSG

 
TS Bùi Quốc Quang và DS Thúy An về VN thăm các SV đươ8c bão trợ.

Thân gửi tất cả các anh chị, đồng nghiệp và thân hữu ,

Nhân dịp cuối năm, chúng tôi xin thông báo đến tất cả các anh chị, đồng nghiệp và Diễn Đàn Dược Khoa (DDDK) tóm lược những chương trình gíup cho các SV Dược Khoa tại Vietnam mà các anh chị đã hưởng ứng và hổ trợ cho nhóm chúng tôi.  Chúng tôi có 3 hoạt động xã hội:
 
HỌC BỔNG NGUYỄN VĨNH NIÊN

Sinh viên được nhận học bổng phải có chuyên cần cao, tinh thần xã hội, và gia đình kém thâu nhập.  DS Trần thị Liên (DK68) va DS Phạm Ngọc Phương (DK68) tại Saigon trong nhóm vận động hàng năm đều tham gia lựa chọn SV DK đủ tiêu chuẩn.  Ban Điều Hành học bổng NVN rất mong được quý Anh Chị góp ý kiến về việc cấp phát và vận động để giúp học bổng NVN được phát triễn vững mạnh.  Chúng tôi cũng xin thành thật cám ơn tất cả các đồng nghiệp và thân hữu đã đóng góp vào học bổng NVN trong những năm qua. 
Năm 2009 là năm đầu tiên chúng tôi cấ học bổng cho 12 SVDK, mỗi học bổng là 2.5 triệu VN, và tổng số tiền chi ra là 30 triệu VN.  Năm 2010 quý Anh Chị đã đóng góp vào quỹ Học Bỗng Nguyễn Vĩnh Niên (HB NVN) tổng cộng là $4,190.00.  Tất cả số tiền này đã gởi vào Account Nguyen Vinh Niên Scholarship do chị Trần Bình Nhung và anh Trần Viết Anh làm thủ quỹ.  Trong năm 2010, chúng tôi đã cấp phát 10 học bổng, mỗi học bổng là VN $ 3.5 triệu (tương đương với US$175.00).  Tổng số tiền phát ra năm nay là US $1,750.00.   Sang năm, chúng tôi dự định sẽ tăng thêm số Sinh viên được nhận HB NVN. 
 
BẢO TRỢ SINH VIÊN DƯỢC KHOA KHÓ KHĂN
 
Chúng tôi bảo trợ SVDK gặp khó khăn vì tài chính và mục đích duy nhất của chương trình trợ cấp học bổng là để các em bớt lo lắng về sinh kế, dành nhiều thì giờ cho học tập và tạo một mối tuơng quan giữa những thế hệ Dược Sĩ của ngành Dược Khoa.  Mỗi sponsor bảo trợ đóng góp 200 USD mỗi năm cho mỗi em.  Các SV được bảo trợ sẽ liên lạc trực tiếp với sponsor qua email để thông báo những thành quả gặt hái được trong trường cũng như để trao đổi kiến thức hầu sau này phục vụ người bệnh hữu hiệu hơn.  Điều kiện để được bảo trợ là SV hàng năm phải lên lớp và gia đình túng thiếu.  Chương trình đã tạo được một nhịp cầu giữa các thế hệ DS tốt nghiệp tại trường Dược Khoa Saigon.
 
Chương trình tương đối khá thành công từ 5 năm nay, phần lớn là do sự hương ứng nồng nhiệt của tất cả các Anh Chị và sự tin tưởng mà các Anh Chị đã dành cho nhóm chủ trương.  Chương trình đã tạo được nhiều kết qủa tốt, đóng góp thiết thực xây dựng một tầng lớp Dược Sĩ trẻ có lương tâm và lòng vị tha ở Vietnam.  Có được như vậy cũng là do sự đóng góp và vận động hăng say của 2 Duợc Sĩ đang cư ngụ tại Saigon, đó là hai chị Trần Thị Liên (DK68), Phạm Ngọc Phựơng (DK68) và một ít DS trẻ tại Vietnam.  Chúng tôi tiếp xúc thường xuyên với các em trong nhóm, tạo những buổi họp mặt thân ái và đôn đúc các em học hành, trau đổi chuyên môn, và cố gắng liên lạc với các Sponsors.  Chúng tôi cũng hãnh diện có các em được bảo trợ đã tốt nghiệp Dươc Sĩ và đều có công ăn việc làm.   Tính từ năm chương trình bắt đầu đến hôm nay có tất cả 22 SV tốt nghiệp, trong số này có 1 SV được học bỗng Hoa Ky 4 năm cho chương trình PhD tại Philadelphia, PA.
 
Thay mặt cho Chương trình, chúng tôi rất mong được các Anh Chị tiếp tục bảo trợ cho năm tới và nhiều năm sau nữa.

SINH VIÊN DƯỢC KHOA GẶP HOẠN NẠN KHẨN CẤP

Chương trình này được tạo ra để giúp cho các SVDK gặp tai biến, hoạn nạn, bệnh tật xong vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không đủ chi phí trang trải các y phí bệnh viện.  Chúng tôi quyên tiền cho SV khi được thông báo. Chương trình này khởi đầu qua sự kêu gọi giúp đỡ các SVDK gặp cảnh bão lụt miền Trung, và chúng tôi đã giúp được 10 SVDK tài chính để trang trải học phí và tiền trọ. Trong những năm qua chúng tôi đã gíup cho nữ SV Phuong Nam bi stroke, nằm BV Chơ Rẫy mỗ óc và nữ SV Võ Lê Thu bị lao ác tính có đủ điều kiện để điều trị tại bệnh viện Hồng Bàng . Hiên nay Phương Nam và Lê Thu đã hoàn toàn bình phục và đã tốt nghiệp DS.  Trong năm nay 2010, nữ SV Phạm Lê Đức Phú vừa bị phát hiện bịnh ung thư.  SV Phú gia đình hiện cư ngụ ở Pleiku, mồ côi Mẹ khi đang học lớp 5, nhưng đã cố gắng rất nhiều để đươc vào ĐHDKSG năm 2009.  Em hy vọng là khi tốt nghiệp sẽ có cơ hôi giúp gia đình và xã hội.  Nhưng không may là SV Phú bị phát hiện bịnh ung thư vì vậy phải lo trở về nhà Pleiku để tịnh dưỡng trị bịnh và  mỗi “21 ngày” phải lên BV Chợ Rẫy để đươc xạ liêu trị bịnh.  Bạn học cùng lớp của cháu Phú cũng như các Giáo Sư cũng đã đóng góp chút ít, và khi được biết nhóm cưu SVDKSG chúng toi đã thuơng hay giúp đỡ cho các SVDKSG trong hoàn cảnh đau yếu khẩn cấp nên đã liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi đã giúp cho SV Phú USD 500.00 và 10 triệu đồng VN.  Tất cả số tiền các anh chị ân nhân gửi đến cho SV Phú sẽ dần dần được trao tận tay tới em theo cùng với các cuộc viếng thăm đến khi nào quỹ hết tiền.
Kính thưa các anh chị, đồng nghiệp và thân hữu,
Những công tác xã hôi này được tiếp tục phát triễn vững mạnh là nhờ được quý Anh Chị tin tưởng và ủng hộ vì cùng chung mục đích là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình bé nhỏ Dược Khoa Sàigòn.
Chúng tôi mong được các anh chị ủng hộ những chương trình do chúng tôi khởi xướng, tất cả số tiền các anh chị đóng góp sẽ không qua một hội đòan hay ủy ban nào cả. Tất cả được trao tận tay cho các SVDK cần được giúp đỡ.  Tất cả chúng tôi trong nhóm chủ trương đều làm việc bất vụ lợi chỉ mong kiến tạo được một lớp DS trẻ tốt nghiệp cùng trường Dược với chúng ta có một tinh thần xã hội và sẽ giúp lại cho các thế hệ kém may mắn sau đó.  Các anh chị có thể đóng góp vào học bổng NVN, có thể nhận làm sponsor (chúng tới sẽ giới thiệu SVDK gặp khó khăn với các anh chị) hoặc tặng qũy giúp các SVDK gặp hoạn nạn.  Các anh chị có thể gửi check về một trong địa chỉ ghi ở dưới .  Tất cả chi thu sẽ được thông báo tới các anh chị thường xuyên.
Nhân dịp cuối năm, chúng tôi xin gửi đến tất cả các anh chị những lời chúc bình an trong dịp lễ Giáng Sinh và một năm mới 2011 thật nhiều mỹ mãn và hạnh phúc. 
Tháng 12, 2010
Nhóm Chủ Trương:
Trần thị Liên (DK68) - Saigon
Phạm thị Ngọc Phương (DK68) - Saigon
Dương Chư (DK69)

14220 NW Bella Ct
Portland, OR  97229
Email: hchud41@yahoo.com


Bùi quc Quang (DK70)
P.O.Box 60392
Palo Alto, CA 94306


Chị Phượng và chị Liên dự Lễ tốt nghiệp của các SV được các Anh Chi ân nhân bão trợ . 
 


6/26/2011

CỐ GS KT NGUYỄN VĨNH NIÊN và SVDKSG

 
Năm 2006   
                    Dương Chư k69, Nguyễn Tấn Sĩ k67, July Quang k69 thăm Thầy Niên và cô Niên

Cố GS Khoa Trưởng Nguyễn Vĩnh Niên và SVDKSG

Năm Thìn 1964 tôi vừa được lên  năm Thứ Hai DHDK Saigon còn nhiều bỡ ngỡ và xa lạ của một SV từ miền Tây lạc lõng vào Đô Thành, nhưng may mắn đã được cùng các Sinh Viên Dược Khoa hăng say lo các công tác cứu trợ bão lụt miền Trung, nhờ đó sau này tôi hân hạnh gặp và biết thầy Khoa Trưởng Nguyễn Vĩnh Niên.
Khi mới gặp GS Khoa Trưởng Nguyễn Vĩnh Niên tôi rất e ngại và lo sợ bởi vì KT rất là nghiêm nghị, nhưng về sau được dịp tiếp xúc nhiều để nhờ giúp đỡ cho các công
tác Sinh Viên do đó tôi hiểu được thầy Niên,  Thầy rất hiền lành, dễ mến, giàu lòng nhân ái, rất giản dị và thường hoà mình với Sinh Viên, do đó  khi cần Thầy giúp đỡ SV có thể đến gặp bất cứ lúc nào tại văn phòng hay bất cứ nơi nào trong khuôn viên ĐHDK .
 
Trong thời gian cưu lụt miền Trung năm Thìn, 1964, mỗi buổi sáng trước khi vào văn phòng và buổi chiều trước khi về nhà thầy Niên thường hay tạt ngang qua nơi Sinh Viên đang tụ họp phân chia các công tác Cứu Lụt, Thầy đến từng nhóm SV để  hỏi thăm các công việc và thường nhắc xem có điều gì để Thầy giúp trước khi Thầy về nhà.
Thầy Niên thăm các SV lo chuẩn bị đi cứu lụt
Nhờ sự tận tâm đã chăm lo và tận tình gíúp đỡ SVDKSG trong việc cứu trợ đồng bào miền Trung bị bão lụt của thầy Khoa Trưởng, cho nên Ban Đại Diện SVDKSG  đã tổ chức được thành công rất nhiều Đoàn SV cứu trợ đi đến các vùng thiệt hại cao nhất mà chưa hề được cứu trợ.
Sinh Viên đang gói bánh chưng để đi cứu lụt .
Vì sự làm việc tận tâm tận lực của SVDKSG, các đoàn cứu trợ đã được nhiều lời khen của dân chúng cũng như chính quyền địa phương cũng như đã được Phó Thủ Tướng Đặc Trách Xã Hội Y Tế mời lên khen thưởng và cung cấp thêm nhiều phương tiện nhu vé máy bay hàng không VN để tiếp tục công tác liên tục hơn cả tháng .
 
Trong công việc chuẩn bị vật liệu đi cứu trợ có công tác gói và nấu bánh chưng, buổi chiều  trước khi về nhà, thầy Niên thấy chúng tôi cần mua củi để nấu bánh chưng vào đêm, Thầy bao tài xế riêng của Thầy chở chúng tôi đi mua củi ở Chợlớn lúc đó đã 6 giờ chiều. Sau khi đi mua củi và trở về trường có lẽ gần giờ tối.
Vì vậy chúng tôi đã rối rít thật tình cám ơn và xin lỗi anh Tài Xế nhiều lần vì đã làm Anh về nhà  trễ với buổi cơm gia đình.
Sau một thời gian 1-2 ngày, tôi được Ông Tổng Thơ Ký gọi lên  cho biết là tôi đã nói những lời vô phép về GSKT trong khi đi mua củi và cho biết sẽ đưa lên Hội Đồng Khoa xét xử về kỷ luật, có lẽ sẽ bị đuổi ra khỏi ĐHDKSG!
Rời khỏi văn phòng Tổng Thơ Ký, tôi lo sợ quá suy nghĩ mãi xem mình đã lỡ lời xúc phạm như thế nào để tìm cách xin lỗi, nghĩ mãi không thể nhớ đã nói những gì xúc phạm đến vị GS KT mà tôi vẫn kính mến, do đó khi tình cờ gặp thầy Niên đang đi bên ngoài sân trường tôi làm liều đến trình bày, sau khi nghe Thầy bảo là không sao cả, Anh lo học đi ! Thế là tôi yên tâm không còn lo sợ nữa mà chỉ lo cố học .
 
Bắt đầu từ năm 1965, thầy Niên và quý vị Giáo Sư đã tận tình giúp Ban Đại Diện SV chuyển ngữ, phiên dịch các bài giảng tiếng Pháp sang tiếng Việt và ghi chép bài giảng .
Ngoài ra thầy Niên họp bàn cùng quý vị Giáo Sư xin quý vi. Giáo Sư giúp SV  kiểm và sửa lại bài ghi chép hay phiên dịch để bài in ra do Ban Đai Diện tổ chức được xem như  bài giáo khoa được Hội Đồng Giáo Sư chính thức công nhận dùng cho các kỳ thi .
Ngoài ra thầy Niên cũng tận tình giúp Ban Đại Diện kiểm soát giá in bài  bài học cho SV giá từ $1.00 / 1 tờ roneo bài in ghi chép xuống từ $0.20/ 1 tờ, như vậy  trung bình
một môn học có 300 tờ in roneo, giá trước đây độ $300.00 chỉ còn lại độ $60.00 việc làm này đã giúp rất nhiều cho SV nghèo, tôi vẫn nhớ là năm thứ Nhất,  đã phải rất khó khăn dành dụm tiền và đi tìm người ghi chép để mua những tập bài giảng $1 dồng / tờ in roneo ...bởi vì SV quá đông, giảng đường không đủ chổ và âm thanh không rõ nên rất khó ghi chép .
Việc làm ích lợi này chỉ có ở Đại Học Dược Khoa do thầy Niên và quý vị Giáo Su ĐHDK hy sinh ngày giờ tận tình giúp SVmà thôi. Xin cám ơn tất cả quy vị GS ĐHDKSG!

Để giúp cho SV có chổ học thi yên tịnh học thi, mỗi năm sau Tết thầy Niên cho mở của phòng học trên lầu 3 đến 12 giờ đêm với đầy đủ quạt và đèn sáng cả phòng. Phòng học này bao giờ cũng khá đông SV, rất thích hợp với các Anh Chị ở tỉnh lên học và các Anh Chi vì gia đình thiếu tiện nghi .

Thầy Niên và SV sáng lập Vườn Dược Thảo

Ngoài ra thầy Niên cũng đã khuyến khích và đặc biệt giúp đỡ BĐD sáng lập Vườn Dược Thảo, BĐD SV đã tổ chức các buổi picnics vào dịp cuối tuần để được SV tham gia, Nam SV phải cuốc đất, đốn cây, dọn dẹp đá to, các Chị lo dọn dẹp các việc nhỏ và lo phần ăn uống , và thầy Niên luôn luôn có mặt để góp ý,  khuyến khích và giúp đỡ .  
Vườn Dược Thảo này đã giúp các SV năm Thứ 1 không phải chạy đôn đáo từ chỗ khu vườn này đến chỗ  khu vườn khác tìm cây tươi để học, hơn nữa không biết đúng hay sai .

Thầy Niên dự Đám Cưới tại Câu Lạc Bộ SVDK
Đặc biệt hơn nữa là thầy Niên đã chia sẻ một khu bên cạnh văn phòng để cho SV thành lập Trung Tâm Sinh hoạt SVDK, trong đó có Câu Lạc Bộ SVDK nơi đây có bán đồ ăn sáng, cà phê, nước ngọt do SV quản trị với bán giá vốn, và Trung Tâm này là nơi có rất đông SV vào ngày giờ phát bài giảng cho các lớp .
Vào mỗi dịp cuối năm, hay lễ tốt nghiệp, SV tổ chức đêm Văn Nghệ, với các tài tử cây nhà lá vườn, thầy Niên và cô Niên thường  thường đến sớm  và cũng thường lại trò chuyện với Sinh Viên .
Thầy Niên cùng quý vị Giáo Sư ĐHDKSG đã rất tận tình hỗ trợ và khuyến khích SV để phát triễn tình nhân ái trong các công tác xã hội và y tế như đi thăm và tặng quà Cô Nhi Viên, thương bịnh binh Tổng Y Viện Cộng Hoà, tổ chức và quản trị trại Tỵ Nạn CS Tết Mậu Thân, trại Tỵ Nạn đông bào từ vùng biên giới Cao Miên, các đoàn công tác cứu lụt miền Tây, miền Trung, cũng như các đoàn công tác Y Tế phối hơ.p SV Y Khoa đi khám bịnh và phát thuốc cho các đồng bào các khu xóm nghèo vùng Saigon, Gia Định, Chợ lớn...
 
Trong thời gian trong Ban Đại Diện SV chúng tôi được biết thầy Niên đối xử rất công bằng, thẳng thắn, hoà mình với SV và thường nhắc nhở chúng tôi tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái khi có sự xáo trộn gây ra bởi các phe nhóm chính trị hay tôn giáo bên ngoài muốn lợi dung để chia rẻ  SVDK để mưu đồ quyền lợi .
Mặc dù được tiếp xúc, gặp gỡ nhiều lần thầy Niên, nhưng chúng tôi chưa hề nghe Thầy hỏi han hay bàn luận về tôn giáo, chính trị hay phe phái địa phương, Thầy bao giờ cũng nhỏ nhẹ và điềm đạm chỉ dẫn giúp SV trong việc học và các công việc làm có ích lợi cho DHDK Saigon, cộng đồng SV và giúp đồng bào khi cần thiết, vì vậy trong thời gian này SVDKSG được tiếng là hiền lành .
Do đức tính hiền lành hoà nhã, tận tâm giảng dạy SV và góp sức xây dựng trường ốc và Dược Khoa , GS Nguyễn Vĩnh Niên được liên tục tính nhiệm nhiệm chức vụ Khoa Trưởng ĐHDKSG đến  khoảng đần năm 75 .
 
DS Lê Văn Nhân thăm viếng Thầy Niên
Vì vậy khi được tin thầy Niên quá vãng nhiều Cựu SVĐHDK SG rất xúc động đã đến tận nơi dự tang lễ, phúng điếu và tiển đưa linh cữu Thầy đến nơi an nghĩ, các Anh Chi ở xa thì gởi phân ưu và đã cùng nhau vận đông thành lập quỹ HB NVN để ghi nhớ ơn và vinh danh vị cố Khoa Trưởng suốt đời tận tuỵ hy sinh để  phục vụ SV và ĐHDKSG, và cô Niên đã dùng tất cả số tiền phúng điếu US $5,000.00 để vào quỹ HB NVN do ĐHDK cấp phát năm 2008, kế tiếp năm 2009 là quỹ HB do cac cựu SVDKSG đã cấp phát 12 HB và mong là HB NVN sẽ tiếp tục mãi mãi để vinh danh và ghi nhớ ơn thầy Niên.

Ngày 16 tháng 10 năm 2010
Dương Chư