Đã từ lâu, một số biểu tượng đã được dùng để tượng trưng cho ngành Dược.Trong số đó, một vài biểu tượng đã được nhận diện dễ dàng như cái chén của Hygeia, cái chày và cái cối, dấu hiệu Rx. Lại có nhiều quốc gia dùng chữ thập màu xanh, hình quả địa cầu, con kỳ nhông thần thoại, và chữ A (cho Apotheke/Apothecary).
Bài viết nầy nói đến vài biểu tượng trong ngành Dược.
Chén thuốc và Rắn của Hygeia
Một biểu tượng đã được nhận diện từ lâu cho ngành Dược trên khắp thế giới, đó là cái chén của Hygeia ( The bowl of Hygeia). Cái chén của Hygeia có một lịch sử liên quan đến thần thoại Hy Lạp và có thể có cả một phần Ki Tô giáo.
Chén Hygeia vẽ một con rắn cuốn quanh cái chén nguyên thủy có nguồn gốc Hy Lạp.
Zeus, vị thần tối cao ngự trị núi Olympus và cai quản tất cả những thần nam cùng nữ ở Pantheon, có một con trai tên Apollo. Apollo là vị thần đảm trách tiên tri, âm nhạc, ánh sáng và y thuật. Apollo có một người con trai tên là Asclepius (Greek, hay tên Latin là Aesculapius), sau đó được phong làm thần Hy Lạp đảm nhiệm y thuật và chữa bệnh. Asclepius thường được miêu tả cầm một cây gậy có con rắn cuốn chung quanh.
Sau một thời gian, nhận thấy tài chữa bệnh tật của Asclepius quá giỏi. Zeus e ngại rằng Asclepius sẽ làm tất cả đàn ông trên thế giới trở nên bất tử. Vì nỗi sợ nầy cộng thêm lời than phiền của Diêm Vương là sợ không còn kẻ chết xuống âm phủ nữa, nên Zeus đã ra lệnh giết chết Asclepius bằng một cơn sấm sét. Người hạ giới thương tiếc ông thần nầy, nên đã xây một ngôi đền để thờ phụng ông. Chẳng bao lâu rắn xuất hiện đầy trong đền thờ. Lúc đầu, những con rắn nầy trông như rắn chết, nhưng nếu có người cầm lên rồi thả rắn xuống đất, thì tự nhiên rắn bò đi mất một cách thật nhiệm mầu. Lúc bấy giờ, người dân tin rằng rằng đã được thần Asclepius làm cho sống lại.
Ngày nay, còn thấy có đền đài tượng nữ thần Hy lạp Hygeia cầm một cái chén y khoa(patera/medicine bowl) với một con rắn cuốn quanh tay, trong vị thế giống như rắn sắp sửa thả lưỡi vào chén.
Hygeia (Hi-jé-a), con gái của Aesculapius là nữ thần bảo vệ sức khỏe ( chữ " hygiene" chính là bắt nguồn từ chữ Hygeia mà ra). Hygeia có bổn phận gìn giữ đền Aesculapius và rắn trong đền. Dần dần biểu tượng chỉ có cái chén và con rắn trở nên quen thuộc và được mang tên là "Cái chén của Hygeia".
Một số người coi cái chén của Hygeia và con rắn như một biểu tượng giữa sự sống hòa hợp đất mẹ. Con rắn có thể tượng trưng cho bệnh nhân, và chính bệnh nhân là người có quyến quyết định tuân thủ thuốc dùng hay không, chủ động trong quyết định dùng thuốc thích hợp cho họ. Ngoài ra rắn cũng đã được coi như tượng trưng cho khôn ngoan và có khả năng làm lành bệnh.
Quan niệm cổ xưa cho rằng người chết đi sang bên kia thế giới với Diêm Vương, một nơi không xấu hay tốt. Rắn có thể liên lạc với thế giới bên kia của người chết, có thể chở linh hồn của tổ tiên trở về giúp đỡ kẻ còn sống. Cũng vì thế mà người ta cho rằng: rắn có sự khôn ngoan rất cao, vì rắn mang linh hồn đầy kinh nghiệm của tổ tiên.
Như trên đã nhắc đến, có một số tài liệu cho rằng biểu hiệu đã được nói đến trong Ki Tô giáo. Ngay từ thế kỷ thứ nhất A.D., chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ Đốc St John. Chén Hygeia cũng đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Italy từ năm 1222, vì vào năm 1922, người Ý đã dùng biểu hiệu nầy trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua.
Gần đây hơn, kể từ năm 1796, chén Hygeia đã được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp Hội Dược Học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tượng nầy.
Chén của Hygeia với một con rắn cuốn quanh chén trở nên là biểu tượng của nhiều hiệp hội ngành Dược. Hội Dược Sĩ Hoa Kỳ (AphA) đã chính thức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho ngành Dược từ năm 1964.
Tưởng cũng nên nhắc đến phần thưởng Chén Hygeia của hảng thuốc Wyeth.
Phần thưởng Chén Hygeia là một chương trình tuyển chọn hàng năm của hảng thuốc Wyeth với một phần thưởng cho từng mỗi tiểu bang của Hợp Chủng Quốc, thêm quận Columbia, Puerto Rico, và mỗi trong 10 provinces của Canada. Phần thưởng đầu tiên vào năm 1958 là do sáng kiến của E. Clairborne Robins, chủ nhân ông công ty A.H. Robins. Đến năm 2002, hảng bào chế Wyeth chính thức tiếp nối truyền thống lãnh việc phân phát phần thưởng.
Phần thưởng đặt tiêu chuẩn nhận diện tại mỗi nơi một Dược sĩ có tinh thần phục vụ quần chúng cao, tận tâm, nhiệt thành.
Cái Chày và Cái Cối
Cái dấu hiệu ngành Dược với chữ R có cái đuôi dài xuống và một gạch xéo bắt ngang đã là một đề tài, một thắc mắc của rất nhiều người, và nhiều bàn luận, giải thích cũng đã được mang lên. Giản dị nhất là câu trả lời của một Dược sĩ cho vui rằng Rx là từ chữ Rexall mà ra ở vào thời điểm mà Rexall hiện diện rất nhiều nơi bên Canada và trên đất Hoa Kỳ từ năm 1902.
Rx từ chữ Latin
Một giả thuyết cho rằng nguồn gốc của Rx là từ chữ Latin, có nghĩa là " recipere", có nghĩa là "take" hay "take thus". Ngày trước, toa thuốc không có nghĩa là chỉ dẫn cho bệnh nhân mà là toa thuốc của bác sĩ viết để dược sĩ theo đó mà thực hiện ( recipe của toa thuốc, thí dụ như hòa trộn thuốc a với thuốc b liều lượng như toa viết.
Rx từ thần thoại Ai Cập
Nguồn gốc chữ Rx theo thần thoại Ai Cập rất ly kỳ và có ý nghĩa.
Rx có nghĩa là con mắt của Horus, một vị thần đầu chim đại bàng rất quan trọng của Ai Cập. Chuyện kể:
Thần Ai cập Osiris, bố của Horus bị người em tên Seth tìm cách lừa giết chết, phân xác ra thành nhiều mảnh nhỏ đem rải rác khắp nước Ai Cập. Isis, vợ Osiris khi biết tin đã biến thành con chim bay đi khắp nơi để tìm kiếm và thu thập những mảnh xác chết của Osiris, và sau nhiều trợ giúp của các thần khác, đã làm Osiris sống lại được. Horus lớn lên, đánh nhau với Seth để trả thù cho cha. Horus thắng trận, nhưng bị Seth móc đi mất một mắt. Sau đó mắt của Horus được tìm thấy và thần Thoth đã giúp mang mắt trở lại hoàn hảo.
Mắt của Horus được giải thích gồm sáu thành phần, mỗi phần tượng trưng cho một cảm nhận của cơ thể: ngửi ( khứu giác), sờ mó (xúc giác), nếm (vị giác), nghe (thính giác), nhìn (thị giác).
Trong hệ thống đo lường cổ xưa của Ai cập, mắt Horus định nghĩa như: số một được ước lượng như (1) = 1/2 + 1/4 + 1/8 + 1/16 + 1/32+ 1/64 , và vất bỏ đi 1/64. Sáu phân số trên mắt Horus đượcphân chia ra từng phần như sau:
* 1/2 nằm ở góc trong mắt, một phần nối với mũi tiêu biểu cho khứu
giác hay ngửi.
giác hay ngửi.
* 1/4 tượng trưng bởi tròng mắt, tiêu biểu cho thị giác, nhìn ánh sáng.
* 1/8 biểu tượng bằng chân mày, đại diện cho tư tưởng, suy nghĩ.
* 1/16 góc ngoài tượng trưng cho thính giác có đường kéo dài dẫn
đến tai.
đến tai.
* 1/32 tiêu biểu cho vị giác, từ phần kéo dài từ đáy mắt và cong lên
* 1/64 tiêu biểu bằng một cột đụng sàn đất, tượng trưng cho một cây
lớn mạnh trên mặt đất, đại diện cho xúc giác.
lớn mạnh trên mặt đất, đại diện cho xúc giác.
Mắt của Horus được coi như một biểu tượng mạnh để bảo vệ và xua đuổi quỷ thần. Mắt của Horus, còn được biết duới tên Wedjat hay Oudjat (Utchat/Udjat), là mắt trái liên quan đến mặt trăng. ( mắt phải là của RA - thần mặt trời - liên quan đến mặt trời).
Chữ Ai Cập UDJAT thường được sơn trên tầu thuyền và nhiều thứ khác nữa để bảo vệ chống lại ma quái, quỷ thần. Biểu tượng của ngành Dược được chế ra phỏng theo từ hình nầy.
Tấm hình chụp cái bùa đeo truớc ngực bằng vàng và thủy tinh này tìm thấy trong mộ của Tutankhanum gần Luxor, Ai cập. Bùa này mang hình cái mắt của Horus, một biểu tượng để che chở và chống lại quỷ thần, kèm hai bên cạnh là thần rắn đại diện cho Hạ Ai Cập, và một diều hâu đại biểu cho Thượng Ai Cập ( hình của Robert Harding)
Ngoài ra còn có một một bài viết phân tích sự giống nhau giữa con Mắt của Horus và não bộ.
Tuy sự phân tích này không dính dáng đến dấu hiện Rx của ngành Dược, nhưng sự giống nhau đến độ làm chúng ta phải nghĩ là ngày xưa cả ba, bốn ngàn năm trước, người Ai Cập đã có một khái niệm rất tiến bộ về y thuật, dược thuật, giải phẫu thuật, v.v.. điển hình là những bức họa diễn tả dụng cụ, vẽ đầy trên những bức tường cổ của những đền đài mà hiện nay du khách thăm viếng Ai Cập vẫn được tiếp tục chiêm ngưỡng, thán phục và ca ngợi.
Sau đây là 2 tấm hình để so sánh:
Xâm hình
Trong bức họa Liverpool, chúng ta thấy hình cái chén và rắn được xâm vẽ trên chân trái của thần Neptune.
Và sau cùng, dấu hiệu cái chén và con rắn còn được có người thích để xâm trên da.
Kết luận
Trên đây chỉ là một số biểu hiệu thường thấy trên cửa tiệm thuốc, trên quảng cáo, hay báo chí. Ngoài ra còn nhiều biểu tượng, nhiều huy hiệu,v.v... với những kiểu vẽ khác nhau đặc biệt cho một cơ quan, hay một trường Đại Học Dược Khoa nào đó.
Nói đến biểu tượng của ngành Dược mà không nhắc đến biểu tượng của ngành Y thì quả là một thiếu sót lớn, vì hai ngành đều liên quan đến câu chuyện cây gậy của Aesculapius và con rắn cuốn quanh gậy.
Biểu hiệu Y Khoa, biểu hiệu Quân Đội Y Khoa Hoa Kỳ Caduceus và những biểu hiệu khác liên quan đến ngành Y được viết trong một bài viết khác.
Trịnh Nguyễn Đàm Giang
19 February 2009
Tài liệu và hình ảnh xử dụng lấy xuống ngày 16 february 2009 tại:
http://en.wikipedia.org/wiki/Bowl_of_Hygieia
http://www.frontiernet.net/~barthology/index.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Rexall
http://en.wikipedia.org/wiki/Eye_of_Horus
http://www.thethoughts.co.uk/thoughts/symbolism-in-history-ancient-lost-knowledge/
http://www.singhtwins.co.uk/liverpool_800.html